Rụng trứng bao nhiêu ngày thì tiếp tục có kinh nguyệt?

Hiểu rõ sau bao ngày rụng trứng thì có kinh trở lại sẽ giúp tính toán chính xác việc mang bầu hoặc tránh thai an toàn hơn.

Bản chất của chu kỳ kinh nguyệt

Kinh nguyệt sinh ra là để thực hiện nhiệm vụ giúp phụ nữ sinh sản. Khi quá trình rụng trứng xảy ra vào giữa chu kỳ, một hoặc hai quả trứng sẽ được giải phóng ra khỏi buồng trứng qua ống dẫn trứng, sẽ gặp tinh trùngthụ thai

Để có được quá trình đơn giản đó, cơ thể trải qua nhiều sự thay đổi trong việc sản xuất hormone progesterone Tuy nhiên, nếu quá trình thụ thai không xảy ra vào tháng đó, lượng progesterone sẽ giảm nội mạc tử cung bao phủ bề mặt tử cung để chuẩn bị cho quá trình làm tổ sẽ được giải phóng, gây chảy máu kinh. Như vậy đã hoàn thành một chu kỳ.

Rụng trứng bao lâu thì có kinh nguyệt trở lại?

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt là tính từ ngày đầu tiên có kinh nguyệt của tháng này tới ngày đầu tiên có kinh nguyệt của tháng sau. Tùy vào mỗi người, chu kỳ kinh có thể là 28 ngày, 30, 31 ngày.

Kinh nguyệt sẽ xuất hiện trở lại khoảng 14 ngày sau ngày trứng rụng. Như vậy, dựa theo cách này chúng ta cũng có thể tính được ngày rụng trứng để tránh thai hoặc ngày có kinh trở lại. 

Máu kinh có màu nâu hoặc sẫm không có nghĩa bạn đang có vấn đề về sức khỏe

Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người, thậm chí từng giai đoạn mà màu máu kinh có thể thay đổi khác nhau. Nếu kinh nguyệt không phải màu đỏ như bình thường mà chuyển sang màu nâu và có kèm theo chất dịch nhày hoặc có mùi hôi. Máu kinh nguyệt chảy ra ngoài không nhiều và ứ đọng trong tử cung. Lúc này, bạn mới cần tới kiểm tra bác sỹ.

Không thấy kinh nguyệt xuất hiện là dấu hiệu mang thai?

Nguyên nhân chủ yếu khiến kinh nguyệt biến mất là việc mang thai Tuy nhiên, đây không phải là lý do duy nhất. Stress, thay đổi cân nặng đột ngột hoặc một số vấn đề về sức khỏe khác cũng có thể là “thủ phạm”. Nếu lo lắng về điều này, hãy tới bác sỹ để kiểm tra.

Những triệu chứng khó chịu đi kèm ngày đèn đỏ là có thật, do thay đổi hormone

Thay đổi về tâm lý, mọc mụn đau nửa đầu tiêu chảy kiệt sức hay bỗng nhiên trở nên vụng về, tất cả đều có thể là triệu chứng xuất hiện cùng với kinh nguyệt.

Tất nhiên, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho những ngày "đèn đỏ". Nếu các dấu hiệu bất thường trên xuất hiện vào ngày khác trong tháng, thì bạn nên khám bác sỹ.

Kinh nguyệt xuất hiện hàng háng nhưng không đều

Trước tiên, nên hiểu việc chu kỳ kinh nguyệt “bình thường” như thế nào còn phụ thuộc vào từng trường hợp. Tuy nhiên, sẽ là không bình thường nếu độ dài mỗi vòng kinh thay đổi theo từng tháng. Vậy nên, nếu bạn thấy có chu kỳ 23 ngày, nhưng chu kỳ khác lại kéo dài tới 30 ngày thì cần xem xét vấn đề về sức khỏe sinh sản  

Ngoài ra, việc chu kỳ kinh không đều không hẳn là vấn đề lớn, nhưng bạn không thể dự đoán được điều đó thì đây có thể là trở ngại cho việc sinh nở

Bước sang độ tuổi ngoài 30, kinh nguyệt sẽ bắt đầu thay đổi

Độ tuổi trung bình mãn kinh vào khoảng 51, tuy nhiên thực tế cho thấy, kinh nguyệt phụ nữ đã có những biến chuyển kể từ khi cuối độ tuổi 30 hoặc đầu 40.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật