Thai nhi càng lớn, mẹ bầu sinh con càng khó, phải làm sao?

Theo PGS-TS-BS Nguyễn Ngọc Thoa (chuyên ngành Sản phụ khoa ĐH Y Dược TP.HCM), thai nặng cân có thể khiến mẹ sinh khó do kẹt vai, gây chấn thương đám rối thần kinh cánh tay; chấn thương xương và bị ngạt.

Bà mẹ sinh thai to thường dễ bị rách ống sinh dục, chấn thương sàn chậu và băng huyết sau sinh

Thai to là thai có trọng lượng lúc sinh từ 4kg trở lên. Y văn thế giới ghi nhận, khoảng 10% trẻ sơ sinh có trọng lượng trên 4kg và 1,5% trên 4,5kg.

Còn tại Việt Nam, theo một thống kê sơ bộ tại ĐH Y Dược TP.HCM, trong 905 ca đến sinh, 97 ca (10,7%) sinh con từ 3,8kg trở lên và 83% phải mổ lấy thai

BS Thoa cho biết: 'Nhiều nghiên cứu trên thế giới tổng kết các yếu tố nguy cơ của thai to: bà mẹ sinh con to trên 35 tuổi, mẹ mắc bệnh đái tháo đường và số bà mẹ béo phì sinh con to sẽ cao gần gấp ba lần nhóm bà mẹ có trọng lượng bình thường trước khi mang thai

Các bà mẹ đã có tiền sử sinh con to sẽ tiếp tục mang thai to ở những lần sinh sau với tỷ lệ 18% so với nhóm sinh con bình thường là 1,3%. Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ chiếm từ 1 - 3% trong cộng đồng. Tỷ lệ đái tháo đường chiếm 1 - 2% bà mẹ mang thai to'.

Tại Việt Nam, các chuyên gia sản khoa cũng cảnh báo, hai yếu tố được chú ý nhất liên quan đến cân nặng thai là chỉ số khối BMI của bà mẹ trước sinh và sự tăng cân của mẹ trong thai kỳ.

Nếu ở tam cá nguyệt thứ hai 52,5% các bà mẹ tăng cân trên 6kg thì con sẽ có cân nặng cao hơn nhóm bà mẹ tăng cân dưới 6kg.

tam cá nguyệt thứ ba nếu các bà mẹ tăng hơn 6kg sẽ sinh con to hơn nhóm bà mẹ tăng cân dưới 6kg. Nếu mẹ tăng cân từ 14,5kg trở lên, nguy cơ thai to là 12,9%.

Sinh khó do kẹt vai là biến chứng nặng nhất của thai to. Nguy cơ kẹt vai cao gấp 21 lần so với thai có trọng lượng trung bình.

Nghiên cứu hồi cứu gần đây nhất đưa ra các tỷ lệ mới mắc của sinh khó do kẹt vai, chấn thương đám rối thần kinh cánh tay gãy xương cánh tay ở trẻ sơ sinh nặng cân lần lượt là 11%, 1,9%, 0,6%, và 0,3%.

Việc chẩn đoán thai to bằng cách đo bề cao tử cung có giá trị tiên đoán chỉ khoảng 28 - 53%, do tùy thuộc vào vị trí bất thường của thai thiểu ối hoặc đa ối việc xác định đáy tử cung không đúng và tùy thuộc vào kinh nghiệm của các BS.

Sai số trọng lượng dự đoán theo siêu âm so với trọng lượng thực tế khi sinh thường ở mức 7 - 10%.

Tuy nhiên, nguy cơ thai to đang gia tăng, do đó đòi hỏi sản phụ phải kiểm soát thai thường xuyên, đặc biệt đối với các sản phụ bị bệnh đái tháo đường trước hoặc trong thai kỳ.

Kiểm soát đường huyết chặt chẽ suốt thai kỳ kèm với chế độ ăn kiênginsulin có thể làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh và giảm tỷ lệ thai to.

Phòng ngừa béo phì cho phụ nữ trước khi có thai cũng làm giảm nguy cơ thai to. Thai phụ không nên tăng quá 6,5kg ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật