Cách chữa trị và dùng thuốc nào để hết sẹo lồi ở bệnh nhân vảy nến?

Tôi 32 tuổi, bị bệnh vảy nến 2 năm nay. Cách đây 1 năm tôi ngã xe máy và bị sẹo lồi ở chân. Vết sẹo tuy đã lành nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn thấy hơi đau và ngứa. Xin cho biết cách chữa trị và dùng thuốc nào để hết sẹo?

Trịnh Thúy Hòa (Hà Đông - Hà Tây)

Vảy nến là một bệnh chưa tìm được nguyên nhân chính xác, vì vậy vấn đề chữa bệnh triệt để còn gặp nhiều khó khăn. Trong điều trị phải tuyệt đối tuân thủ đơn của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Có một số thuốc không nên dùng để điều trị vảy nến như thuốc Đông y có chứa các vị có hoạt tính dễ gây dị ứng Một số bệnh nhân uống thuốc Đông y bị dị ứng: da toàn thân đỏ lên, sưng nề, chảy nước và có thể kèm theo tổn thương gan thận

Sau khi chữa khỏi dị ứng thì các vết vảy nến lan rộng hơn và điều trị khó ổn định hơn. Một trong các chế phẩm có steroid như: prednisolon dexamethason derpesolon medrol K – cort cũng không được dùng trong điều trị vảy nến. Khi uống hoặc tiêm các thuốc này, bệnh hết ngay nhưng khi thuốc thải trừ hết thì bệnh phát lại với tổn thương nặng hơn và diện tích lan rộng hơn, vì vậy điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị các tác dụng phụ khác như: giữ nước làm tăng cân rối loạn kinh nguyệt có thể xuất huyết tiêu hóa loãng xương

Sẹo lồi hay xuất hiện ở những người có cơ địa sẹo lồi Trong gia đình có thể có vài thành viên cũng bị sẹo lồi. Sau mổ, sau chấn thương làm xây xước qua da thì sẹo xuất hiện. Lúc đầu chỉ là các vết đỏ, hơi tím, sau sẹo phát triển gồ cao lên khỏi bề mặt da và có chân sâu dưới lớp thượng bì. Các yếu tố làm sẹo tăng lên: chà xát, gãi, cạo...

Khi mới bị sẹo thì có thể bôi một trong các chế phẩm có steroid như: flucinar, gentrisone, diprosone, fobancort... ngày 1 lần trong 1-3 tuần hoặc bôi contratubex. Khi sẹo lồi phát triển to ra thì phải tiêm K-cort vào chân sẹo để làm tiêu sẹo. Kỹ thuật tiêm rất quan trọng nên liều lượng thuốc và độ sâu do bác sĩ quyết định và trực tiếp tiêm.

Các bệnh nhân có bệnh dạ dày - tá tràng đái tháo đường tăng huyết áp thì không được tiêm. Khi bệnh nhân vảy nến bị sẹo lồi điều trị phải hết sức cân nhắc. Có thể tiêm liều nhỏ và cách quãng xa: 2 tháng 1 lần và theo dõi tiến triển của bệnh vảy nến để quyết định có nên tiêm tiếp hay không.

Ngoài ra, cũng có thể sử dụng LASER CO2 để phẫu thuật lấy sẹo đi nhưng tỷ lệ tái phát cũng cao, thậm chí sẹo còn to hơn trước khi phẫu thuật. Đôi khi các chuyên gia da liễu – thẩm mỹ có thể vừa sử dụng LASER CO2 vừa tiêm thuốc để đạt mục đích điều trị. Sau đó dùng thuốc bôi và uống để dự phòng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật