Hướng dẫn các bạn cách xử trí mụn đỏ có mủ hiệu quả mà an toàn

Con em sinh được 1 tuần bị nổi những hạt đỏ nhỏ và có mủ trắng trên mặt, đầu và cổ. Em rất lo lắng muốn hỏi bác sĩ cách chữa trị.

Xin chào bác sĩ. Em muốn hỏi là con em mới sinh được 1 tuần bị nổi những hạt đỏ nhỏ và có mủ trắng trên vùng mặt, đầu và cổ. Em rất lo lắng muốn hỏi bác sĩ xem cách chữa trị? Em xin cảm ơn.

Trả lời:

Theo như bạn mô tả, tôi nghĩ con bạn có thể bị viêm da bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh viêm da tuy không quá nguy hiểm nhưng trẻ sẽ bị ngứa rát, khó ăn mất ngủ và nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Bình thường da có tính axit nhẹ giúp ức chế vi khuẩn gây bệnh và duy trì sự sừng hoá của da. Lớp hàng rào bảo vệ này được duy trì bởi độ pH sinh lý gồm sự kết hợp các thành phần carbonic anhydrase axit béo tự do axit aminaxit lactic Trong đó, axit lactic đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo 50% độ axit trên da.

Tuy có độ pH tương tự như người lớn, nhưng do da trẻ còn mỏng manh và tuyến bài tiết mồ hôi chưa phát triển hoàn thiện nên dễ mất cân bằng độ pH dẫn đến viêm da Do đó, duy trì độ pH phù hợp để tạo hàng rào tự bảo vệ, giúp trẻ khỏi các bệnh viêm da thông thường là điều cần thiết.

Da trẻ có những đặc tính khác biệt như vậy nên chức năng bảo vệ kém dễ gây nhiễm khuẩn Do đó, việc làm sạch da hàng ngày bằng các loại sữa tắm diệt khuẩn, có độ pH phù hợp sẽ tránh gây ra những kích ứng hay dị ứng Còn nếu không có điều kiện, các bậc cha mẹ có thể dùng nước lọc để tắm hàng ngày cho trẻ cũng rất an toàn.

Để phòng chống viêm da cho trẻ, bạn cần chú ý thay tã lót thường xuyên, lau khô vùng bẹn và mông bằng nước ấm sau khi trẻ đại, tiểu tiện. Hàng ngày, cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho trẻ bằng nước sạch hoặc xà bông diệt khuẩn.

Bạn có thể thực hiện theo những cách sau đây để cải thiện tình trạng viêm da của bé:

- Vệ sinh da bé sạch sẽ, giữ da thoáng mát.

- Tắm rửa bằng Lactacyd BB thuốc tím pha loãng giúp hạn chế nhiễm trùng da

- Bôi hồ nước hoặc xanh methylen nếu có bội nhiễm thì bôi thuốc chống nhiễm trùng như Eosine, Milian, Fucidin, Bactroban.

Nếu sau một thời gian tình trạng của bé không đỡ, bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa da liễu.

Chúc bé mau khỏe!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật