Liệu trẻ có bị ảnh hưởng gì đến sức khỏe vì sinh kềm không?

Câu hỏi: Tôi năm nay 26 tuổi, tôi có sinh con tại bệnh viện Từ Dũ Trong quá trình sinh tôi được chuẩn đoán là sinh khó và phải dùng biện pháp hỗ trợ là sinh kềm.

Khi con tôi sinh ra đầu bên trái của cháu bị sưng to, sờ rất mềm và không thấy có xương. Bác sĩ nói bị phù huyết thanh và sẽ tự khỏi. Nhưng đến giờ cháu đã được 14 ngày tuổi, chỗ sưng vẫn không hề có dấu hiệu xẹp xuống và mắt bên trái của cháu có gỉ nhèm rất nhiều.

Tôi dùng nước muối sinh lý để nhỏ cho cháu, hiện tại đã phải dùng sang lọ thứ 3 rồi. Tôi rất lo lắng về tình trạng sức khỏe của cháu. Mong Bác sĩ tư vấn giúp tôi. Liệu cháu có bị ảnh hưởng gì đến sức khỏe sau này vì bị sinh kềm không? Tôi nên làm gì cho cháu mau khỏi? Cảm ơn Bác sĩ rất nhiều.

Trả lời:

Chào bạn,

Sinh kềm là hình thức sinh có sự hỗ trợ của Forceps qua đường âm đạo.

Forceps là một dụng cụ can thiệp giúp lấy thai ra ngoài, gồm có hai cành được ghép vào nhau như thế gọng kìm, đưa vào qua âm đạo, kẹp vào hai bên mang tai của thai nhi và kéo ra ngoài.

Sinh kềm là hình thức sinh có sự hỗ trợ của Forceps qua đường âm đạo

Sinh kềm là hình thức sinh có sự hỗ trợ của Forceps qua đường âm đạo

Sinh kềm được chỉ định trong những trường hợp như:

- Mẹ rặn yếu, không chuyển, mẹ có các bệnh lý nội khoa trước đó cần hạn chế gắng sức trong giai đoạn sổ thai như bệnh tim bệnh lý về phổi tiền sản giật sẹo mổ lấy thai cũ…

- Thai non tháng suy thai ngôi chỏm kiểu thế sau, ngôi mặt sổ kiểu cằm trước…

Tai biến có thể gặp như: tụ máu dưới da đầu, bầm tím quanh mắt, tụ dịch hoặc hiếm gặp hơn là tổn thương hộp sọ chảy máu não, tổn thương nhu mô não.

Đầu bên trái của bé nhà bạn sưng to có thể là do tụ máu hoặc tụ dịch dưới da đầu. Nếu là tụ dịch thì có thể tiêu đi nhanh hơn và dễ dàng hơn, còn tụ máu thường phức tạp hơn.

Trong trường hợp có tổn thương não có thể để lại di chứng sau này như động kinh co giật chậm phát triển về trí tuệ Vì vậy, bạn nên đưa bé đến bệnh viện để các Bác sĩ khám lại cho cháu, phát hiện sớm các tai biến có thể xảy ra để điều trị kịp thời.

Còn tình trạng mắt của cháu nhiều gỉ nhèm là do vệ sinh mắt không sạch, nặng hơn có thể gây viêm kết mạc giử mắt nhiều, kết mạc đỏ rực, mi mắt nề.

Khi người mẹ mang thai trong những tháng cuối bị viêm nhiễm sinh dục không được điều trị triệt để, khi sinh, bé dễ bị viêm nhiễm ở mắt.

Nếu bạn đã dùng nước muối vệ sinh hàng ngày mà không đỡ, bạn cần đưa bé khám chuyên khoa mắt để các Bác sĩ thăm khám và điều trị cho cháu.

Chúc bé mau khỏe! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới cho chúng tôi!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật