Tiêm botox để bắp chân thon gọn, nên hay không?

Cháu năm nay 22 tuổi, nhưng vùng đùi và bắp chân cháu rất to, dáng người lại không chuẩn. Cháu nghe nói tiêm botox vào bắp chân sẽ thon gọn lại. Tiêm botox có nguy hiểm không và tác dụng của nó có kéo dài được không? Mong bác sĩ cho cháu lời khuyên.

Lê Thanh Huyền (Hà Nội)

Trước tiên, để tiếp cận với vấn đề mà cháu hỏi, cần phải hiểu botox là gì? Botox là một chất đạm (protein) ở dưới dạng dung dịch pha loãng có nguồn gốc từ độc tố của vi khuẩn Botulinum (vi khuẩn gây ngộ độc khi ăn thịt hộp xúc xích ). Ban đầu, người ta sử dụng botulinum toxin loại A (botox) trong phẫu thuật mắt và não vì nó có tác dụng ngăn chặn luồng xung động thần kinh, làm yếu phần cơ mặt dưới da, không cho chúng co giật Trong quá trình điều trị, các bác sĩ đã phát hiện ra các vết rạn chân chim ở đuôi mắt và vết nhăn trên trán biến mất.

Tiêm một lượng botox lớn vào cơ thể có thể ảnh hưởng đến sức khỏe

Tiêm một lượng botox lớn vào cơ thể có thể ảnh hưởng đến sức khỏe

Từ đó hình thành ý tưởng về một công dụng mới của botulinum, đó là giúp là phẳng các nếp nhăn trên da. Gần đây, tiêm botox để làm bắp chân thon gọn được nhiều chị em quan tâm. Botox được  dùng để tiêm vào cơ thể, khi tiêm loại thuốc này, các dây thần kinh gần như bị tê liệt, ngăn sự co bóp của các cơ bắp, nhờ đó có thể làm thon gọn, săn chắc vùng bắp chân to. Trong thời gian khoảng 6 tháng, tiêm botox có thể giúp giảm khoảng 2cm chu vi bắp chân.

Tuy nhiên, không đơn giản như mọi người nghĩ, tiêm một lượng botox lớn vào cơ thể có thể ảnh hưởng đến sức khỏe Nếu tiêm trực tiếp vào bắp chân, sẽ khiến việc đi lại trở nên khó khăn, mất tự nhiên và rất có thể đau cả phần đầu gối, hông, lưng. Ngoài ra, tiêm botox cũng có thể gây ra dị ứng phổ biến nhất là tấy đỏ, sưng và đau vết bầm trên da hoặc nhiễm khuẩn chảy máu tại chỗ.

Hơn nữa, đối tượng áp dụng phương pháp tiêm botox còn có thể phải đối diện với nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng nếu như việc gây tê liệt cơ bắp của loại thuốc này khiến máu không thể lưu thông. Phương pháp tiêm botox tuy không phức tạp nhưng phải cần đến bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm mới có thể thực hiện được. Chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể gây tử vong Trường hợp phụ nữ mang thai người có bệnh thần kinh bệnh loãng máu không được tiêm botox.

Cháu nên cân nhắc lợi ích và nguy cơ trước khi quyết định tiêm botox, vì phương pháp này khá rủi ro và ảnh hưởng đến bộ phận hoạt động nhiều nhất của cơ thể là chân, sẽ để lại hệ lụy không tốt cho sức khỏe

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật