Tiết lộ nguyên nhân làm chị em teo âm đạo ngay khi còn trẻ có thể bạn chưa biết
Một số dị tật ở cơ quan sinh dục nữ cần điều trị kịp thời
Liệu pháp estrogen tại chỗ cho viêm teo âm đạo, bạn đã biết chưa?
Thưa bác sĩ, tôi muốn hỏi, phụ nữ gần 40 tuổi có thể đã bị teo âm đạo hay không? Tôi năm nay chưa đến 40 tuổi, nhưng 'chuyện vợ chồng' rất khó khăn. Nói chung, mỗi lần 'lâm trận' là cả 2 đều cảm thấy đau. Tôi lo sợ mình đã bị teo âm đạo. Nhưng theo tôi biết chỉ những phụ nữ mãn kinh mới bị bệnh này. Tôi cũng không biết thế nào. Mong bác sĩ tư vấn giúp. Tôi xin cảm ơn! (Thanh Phương )
Trả lời:
Bạn Thanh Phương thân mến!
Đúng như bạn nói phụ nữ mãn kinh có thể bị teo âm đạo ở một mức độ nào đó. Ảnh hưởng lớn nhất mà chị em phải chịu khi bị teo âm đạo là gặp khó khăn trong chuyện tình dục suy giảm sức khỏe thậm chí là đi lại không thoải mái. Tuy nhiên, ngày nay, bệnh teo âm đạo có thể gặp ở phụ nữ chưa đến tuổi mãn kinh
Những chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ và có nồng độ estrogen thấp hơn bình thường cũng có nhiều nguy cơ bị teo âm đạo. Một số loại thuốc phương pháp điều trị như bức xạ và hóa trị, phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng vì bất cứ lý do gì, rối loạn miễn dịch nhất định và không rõ lý do nhất định cũng có thể gây ra sự suy giảm estrogen và kết quả là teo âm đạo.
Ngoài ra, những phụ nữ hút thuốc nhiều cũng có nguy cơ bị teo âm đạo cao hơn chị em không hút thuốc Hút thuốc lá làm suy yếu lưu thông máu, làm mất oxy âm đạo và các mô khác, giảm tác động của estrogen tự nhiên trong cơ thể... dẫn tới giảm lưu lượng máu tới âm đạo.
Teo âm đạo là tình trạng âm đạo bị teo mỏng, khô và dễ bị viêm nhiễm. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là suy giảm estrogen. Estrogen đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì cấu trúc và chức năng của thành âm đạo. Nó cũng giúp duy trì tính đàn hồi của các mô xung quanh âm đạo và giúp sản xuất các dịch tiết từ âm đạo.
Khi bị teo âm đạo, chị em có thể thấy các triệu chứng như: khô âm đạo âm đạo nóng, nóng khi đi tiểu, tình huống khẩn cấp với tiểu tiện nhiễm khuẩn đường tiết niệu nhiều hơn, tiểu không kiểm soát chảy máu nhẹ sau khi giao hợp, khó chịu khi giao hợp...
Qua mô tả của bạn chưa thể kết luận bạn có bị teo âm đạo hay không. Nguyên nhân khiến cả hai gặp khó khăn trong 'chuyện ấy' có thể do một số bệnh khác hoặc có thể do bạn đang bị rối loạn cảm xúc tình dục giảm hưng phấn dẫn đến 'vùng kín' bị khô.
Tốt nhất, bạn nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám đầy đủ, xác định chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời, không để ảnh hưởng đến tình cảm của cả hai vợ chồng.
Chúc bạn vui khỏe!
- Không mặc áo ngực khi ở nhà có lợi hay có hại? (Thứ Ba, 21:07:04 25/05/2021)
- Cơ thể bạn sẽ ra sao nếu ăn nho khô mỗi ngày? (Thứ Hai, 14:53:04 24/05/2021)
- Đồ uống có đường ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ... (Thứ bảy, 08:36:04 15/05/2021)
- Thường xuyên ăn đậu nành, cơ thể bạn sẽ như thế nào? (Thứ tư, 08:35:07 12/05/2021)
- Tại sao tuổi thọ của phụ nữ lại cao hơn đàn ông? (Thứ Hai, 16:03:09 10/05/2021)
- Lòng đỏ trứng gà màu đậm hay nhạt mới tốt cho sức khỏe? (Thứ năm, 13:18:08 06/05/2021)
- Điều gì sẽ xảy ra khi bạn uống nước lúc bụng đói vào... (Thứ sáu, 09:12:06 30/04/2021)
- Điều gì sẽ xảy ra với đường ruột nếu bạn ăn quả bơ... (Chủ nhật, 19:30:05 25/04/2021)
- Mỗi ngày ăn bao nhiêu đường là đủ? (Thứ Ba, 12:35:05 20/04/2021)
- Ăn ớt mỗi ngày, chuyện gì xảy ra với cơ thể? (Thứ Hai, 11:24:05 12/04/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:08 12/02/2023