Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị bệnh

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang hay thận và sinh sôi nẩy nở rồi gây nhiễm khuẩn cho nước tiểucuối cùng ảnh hưởng nghiêm trọng đến từng cơ quan của hệ tiết niệu Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ Bất cứ một phần nào trong hệ tiết niệu đều có thể bị nhiễm khuẩn, kể từ thận, niệu quản cho đến bàng quang và niệu đạo

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang

Nhiễm khuẩn niệu đạo hay gặp ở phụ nữniệu đạo nữ ngắn hơn nam lại gần với trực tràng và âm đạo là những vị trí dễ có vi khuẩn Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng với người cao tuổi (NCT) thì gặp nhiều khó khăn hơn do sức đề kháng của người cao tuổi ngày một suy giảm. 

Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng ở trẻ

Ở trẻ nhỏ, bệnh nhiễm trùng đường tiểu (tiết niệu) gây ra các triệu chứng như sau:

- Tiêu chảy

- Khóc nhiều và không dỗ nín được

- Chán ăn

- Sốt

- buồn nôn và nôn mửa

Đối với trẻ lớn hơn có những triệu chứng

- Đau thắt lưng hoặc đau bên mạn sườn 

- Tiểu rắt

- Són nước tiểu

- tiểu buốt đau khi đi tiểu đặc biệt là trẻ trai

- Đau vùng bụng dưới

- nước tiểu đục đôi khi có máu hoặc có mùi bất thường

Biểu hiện ở trẻ em và người lớn có sự khác nhau

Biểu hiện ở trẻ em và người lớn có sự khác nhau

Triệu chứng ở người lớn

Nếu nhiễm trùng đường tiết niệu dưới, người lớn khi mắc bệnh thường xuất hiện những triệu chứng như sau:

- Đau lưng

- Tiểu ra máu

- nước tiểu đục

- Tiểu khó mặc dù rất muốn tiểu

- Sốt

- Tiểu nhiều lần

- Cảm giác toàn thân không được khỏe

- Tiểu đau

- Giao hợp đau

- Ớn lạnh

- Sốt cao

- buồn nôn, nôn mửa

- Đau vùng hạ sườn

Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ gây bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu:

- Tắt nghẽn đường ra của bàng quang do sỏi hoặc u xơ tiền liệt tuyến

- Bệnh lý khác ảnh hưởng tới chức năng xuất nước tiểu của bàng quang làm cho bàng quang luôn có nước tiểu ứ đọng sau tiểu tiện

- Dị tật bẩm sinh của đường tiết niệu, đặc biệt là trào ngược bàng quang-niệu quản

- Suy giảm miễn dịch

- Đái tháo đường

- Hẹp bao quy đầu

- Có thai hoặc mãn kinh

- Sỏi thận

- Giao hợp với nhiều

- Hẹp niệu đạo do bẩm sinh hoặc do chấn thương

- Bất động lâu ngày ví dụ như chấn thương, bại liệt

- Uống ít nước

- Chứng són phân

- Một số nhóm máu tạo điều kiên cho vi khuẩn dễ bám vào tế bào lót mặt đường tiểu gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh có thể do hẹp niệu đạo hay uống ít nước

Nguyên nhân gây bệnh có thể do hẹp niệu đạo hay uống ít nước

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Trong trường hợp viêm bàng quang dạng nhẹ có thể lành mà không cần điều trị, nhưng chúng đều có thể gây ra biến chứng nặng nề

- Khi điều trị, bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu có thể khỏi trong vài ngày nhưng điều trị cần từ 10 – 15 ngày đề phòng viêm thận bể thận.

- nhiễm trùng đường tiểu do bất thường giải phẫu hoặc có biến chứng tạo ổ mủ sâu cần phải phẫu thuật.

- nhiễm trùng đường tiểu tái diễn có thể điều trị kéo dài đến 6 tháng đôi khi đến cả 2 năm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật