Nước tiểu đục là dấu hiệu bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh

Hệ bài tiết nước tiểu đem chất thải và chất độc mà cơ thể sinh ra trong quá trình trao đổi chất bài tiết ra ngoài, duy trì sự ổn định cho cơ thể. Chính vì thế, khi cơ thể khỏe mạnh, nước tiểu thường trong hoặc có màu hơi vàng nhạt. Khi cơ thể mắc một bệnh lý nào đó thì nước tiểu sẽ chuyển màu hoặc có máu.

Một số nguyên nhân gây nước tiểu đục

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Nhiễm khuẩn tiết niệu là tình trạng nhiễm khuẩn các phần của đường tiết niệu, đặc trưng bởi sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu hoặc các triệu chứng biểu hiện sự xâm nhập của vi khuẩn ở một hoặc nhiều phần của đường tiết niệu. Đây là bệnh lý rất thường gặp, đặc biệt là ở nữ.

Theo nhiều thống kê thì cứ khoảng 20% phụ nữ có những đợt nhiễm khuẩn tiết niệu có triệu chứng nhiễm khuẩn tiết niệu ở nam thường đi đôi với những nguyên nhân gây tắc đường bài niệu hoặc do những vi khuẩn đặc hiệu: lậu lao Khi mắc vi khuẩn hoặc virut có thể xâm nhập và gây tổn thương gây bệnh bên trong đường tiết niệu làm cho nước tiểu chuyển sang màu đục Ngoài ra khi bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu người bệnh cũng có thể kèm theo cảm giác đau và nóng rát khi đi tiểu.

Nước tiểu đục có thể do bệnh lý ở hệ thống tiết niệu nhưng cũng có thể do dinh dưỡng không hợp lý

 

Nước tiểu đục có thể do bệnh lý ở hệ thống tiết niệu nhưng cũng có thể do dinh dưỡng không hợp lý

Viêm niệu đạo do lậu, Chlamydia niệu đạo là một bộ phận của đường tiểu, một ống dài nối từ bàng quang ra lỗ sáo (lỗ tiểu) đi ra ngoài. Ngoài chức năng dẫn nước tiểu ra ngoài, niệu đạo còn đóng vai trò dẫn tinh dịch từ túi tinh ra ngoài khi có hiện tượng xuất tinh Khi niệu đạo viêm sẽ ảnh hưởng đến bài xuất nước tiểu, tinh dịch và có thể để lại những biến chứng bất lợi cho người bệnh.

Nam giới có thể bị viêm niệu đạo do tắm, sử dụng một số loại xà phòng không thích hợp hoặc do tác động của chất diệt tinh trùng có ở bao cao su gây nên hiện tượng kích ứng dị ứng làm đau ngứa, khó chịu. Một số trường hợp niệu đạo bị viêm do tác động của vi khuẩn, vi nấm trong đó vi khuẩn chiếm tỉ lệ cao hơn cả. Một số vi khuẩn như E.coli, tụ cầu da, tụ cầu hoại sinh có thể có ở bộ phận ngoài của đường sinh dục nam giới như do hẹp bao quy đầu vệ sinh kém, từ đó vi khuẩn đi vào niệu đạo gây viêm.

Đối với nam giới đã có quan hệ tình dục hoặc vợ (bạn gái) bị mắc bệnh do vi khuẩn lậu hoặc do Chlamydia hoặc Mycoplasma thì rất dễ mắc hội chứng lậu. Trong bệnh lậu thường có 2 loại: cấp tính và mạn tính.

Ngoài triệu chứng nước tiểu đục, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác như tiểu gắt buốt, sốt đau hông lưng, thậm chí tiểu có mủ. Cần đến cơ sở y tế để siêu âm, xét nghiệm nước tiểu giúp chẩn đoán bệnh.

Tiểu dưỡng chấp: Đái dưỡng chấp là bệnh lý của hệ tiết niệu do có rò lưu thông từ hệ bạch mạch đổ vào bể thận nguyên nhân gây bệnh có thể do bẩm sinh, do chấn thương hoặc do nhiễm ký sinh trùng giun chỉ. Dưỡng chấp có thành phần chính là lipid bao gồm triglyceride phospholipids và cholesterol tự do.

Bệnh do giun chỉ loại Wuchereria Bancrofti hoặc dị tật bẩm sinh, u trung thất, sau chấn thương làm tắc nghẽn đường bạch mạch gây nên.  Triệu chứng của tiểu dưỡng chấp là nước tiểu trắng đục như sữa hoặc như nước vo gạo, có những váng mỡ, để lắng lại có những mảng keo, mảng trắng như sữa đông hoặc mỡ đông. Hiện tượng này xảy ra từng đợt không liên tục.

Tiểu phosphate: là hiện tượng do có nhiều phosphate bài tiết trong nước tiểu. Người bệnh đi tiểu trong nhưng thỉnh thoảng đi tiểu thấy nước tiểu đục như nước vo gạo (thường gặp vào buổi sáng), để lắng lại thì thấy có cặn như cặn vôi. Hiện tượng tiểu phosphate không phải là bệnh lý. Nhưng nếu tình trạng kéo dài và người bệnh uống ít nước thì dễ bị sỏi thận do tinh thể phosphate lắng đọng.

Nước tiểu vàng đậm

Nước tiểu vàng đậm

Do dùng thuốc: Một số thuốc cũng có thể dẫn đến hiện tượng nước tiểu đục. Khi uống các loại thuốc như: thuốc điều trị đái tháo đường; vitamin B và vitamin C bởi hai loại vitamin này có chứa phốt pho. Ngoài ra, có thể kể đến nhiều trường hợp bị tiểu đục do hàng ngày không uống đủ nước. Lượng nước không đủ nên không thể lọc hết được những gì bên trong đường tiết niệu. Cách khắc phục đơn giản là uống thêm nước mỗi ngày (đảm bảo mỗi ngày uống đủ 1 - 2 lít), nước tiểu sẽ trở lại bình thường.

Hoặc do một số loại thực phẩm chúng ta ăn có ảnh hưởng tới màu sắc và biểu hiện của nước tiểu. Ăn nhiều trái cây và rau quả sẽ làm cho nước tiểu trong và không có mùi. Còn nếu ăn nhiều thịt, gia vị và thực phẩm có dầu sẽ làm cho nước tiểu đục và nặng mùi hơn.

Ngoài ra, nước cam sữa củ cải đường và măng tây cũng có thể làm cho nước tiểu đục. Tương tự như vậy rượu sẽ làm mất đi độ trong của nước tiểu. Nếu thay đổi khẩu phần dinh dưỡng ăn hàng ngày, nước tiểu sẽ trong và trở lại bình thường. Tuy nhiên, nước tiểu đục do các bệnh lý cần đến cơ sở y tế để khám và phát hiện bệnh nhằm điều trị kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật