Nghe phật dạy về ba cái khổ của đời người

Phật dạy trong đời mỗi người có ba loại khổ đó là “khổ tự nhiên”, “khổ quả” và “khổ ảo”. Vậy nó là gì và do đâu mà có?

ba cái khổ của đời ngườiBa cái khổ của đời người

1. Khổ tự nhiên

Các dạng của khổ tự nhiên đó là khổ vì đói khổ vì nóng khổ vì lạnh… thậm chí là khổ vì no Đó là những cái khổ mà ai sinh ra trên đời này đều phải có. Loại khổ này có thể do tạo hóa hoặc do con người gây ra. Nhưng nhìn chung loại khổ này là hoàn toàn cần có với mỗi con người. Nó cho con người nhận ra mục đích sống, lý lẽ sống, cho con người biết vươn lên trong cuộc sống

Nếu không có làm sẽ không có ăn, không có áo mặc. Nếu sống vô tổ chức, không quy củ sẽ gây ra rất nhiều điều bất lợi. Chỉ khi trải qua được những cái khổ đó thì con người mới biết trân trọng và vươn lên trong cuộc sống.

2. Khổ quả

Khổ quả là kết quả của các hành vi bất thiện do con người tạo ra. Đây sẽ là báo ứng giúp con người nhận ra những sai lầm mà mình đã gây ra, từ đó biết sống lương thiện hơn.

ba cái khổ của đời ngườiĐời người sống không nên quá tham sân si

Khổ quả mang tính giáo dục rất cao giúp con người giác ngộ được những chân lý, cái thiện trên đời, cho con người giải thoát khỏi những tăm tối, u mê. Nếu đời không có nhân quả thì con người sẽ mãi mãi sống trong sự tàn bạo và sai lầm. Và luật nhân quả chính là điều mà đạo phật thường được nhắc đến để khuyên răn con người.

3. Khổ ảo

Nghe đến tên ta có thể đoán phần nào được loại khổ này. Đây chính là cái khổ do con người ảo tưởng, huyễn hoặc ra chứ không hề có thật. Đây là loại khổ thường gặp ở vô số người, nó còn khổ hơn hai loại trên rất nhiều.

Khổ ảo khiến con người luôn cảm thấy khổ tâm, sống lầm lạc, sống không có mục đích, làm con người tự đày dọa bản thân và mất đi ý chí sống còn.

Loại khổ này có rất nhiều nguyên nhân như khổ do dục ái, hữu ái, phi hữu ái tạo ra mới hình thành khổ, hoại khổ, hành khổ. Tuy nhiên nó có thể chấm dứt, đoạn tận nếu con người buông bỏ những ảo tưởng, tham sân si. Tuy nhiên, một khi đã biến mất nó vẫn sẽ để lại những di chứng đáng buồn cho người gặp phải. Ví dụ như chiếc cốc đã nứt thì rất khó lành được, một khi đã khổ ảo dù có hết đi thì trong lòng con người vẫn phần nào chứa đựng và không nguôi ngoai về nó.

Khổ ảo hoàn toàn khác hai loại khổ trên. Đây còn gọi là tự ôm khổ vào mình, làm cho mình thành khổ mặc dù không có bất cứ chuyện gì khiến mình phải khổ. Cho nên không phải cứ làm việc tốt, thường xuyên tu tập là có thể hết khổ ảo. Loại khổ này cần mỗi người phải cảm nhận và giải thoát ra khỏi nó.

Hoặc có khi nhận ra khổ quả là do mình tạo ra nên không than trách ai. Cho nên, chỉ chấm dứt cái khổ do ảo tưởng tạo ra mà Đức Phật gọi là Khổ Đế thôi chứ không phải mong cầu thoát khỏi cái khổ tự nhiên và khổ quả. Đó là chỗ nhầm lẫn lớn trong việc tu tập. Nếu nhầm lẫn như vậy sự tu tập sẽ hướng đến hủy diệt chứ không phải hủy diệt cái tạo ra ảo tưởng.

Kết lại: Dù bất cứ loại khổ nào khổ tự nhiên, khổ ảo hay khổ quả thì con người khó mà có thể tránh khỏi được. Điều quan trọng là chúng ta phải biết cách làm sao để hạn chế chúng và sống một cách tỉnh táo, sống có ích và sống vui vẻ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật