Sự phát triển của thai nhi 20 tuần tuổi mà mẹ nên biết

Em bé của bạn đã được 20 tuần tuổi nghĩa là bạn đã đi được một nửa chặng đường. Đây là giai đoạn phát triển chủ yếu của bé với sự thay đổi ở những vùng đặc biệt của não. Cùng xem sự phát triển của thai nhi ở 20 tuần tuổi nhé.

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 20

Trong suốt thai kỳ của mình, các mẹ nên thường xuyên theo dõi sự phát triển của thai nhi để biết tình trạng của em bé trong bụng mình nhé. Cảm nhận thai nhi lớn lên từng ngày chính là niềm hạnh phúc khó có thể diễn tả được của mỗi người mẹ.

Khi trẻ được 20 tuần tuổi, đỉnh của tử cung đã gần chạm tới rốn và sẽ tiếp tục tăng lên khoảng 1cm trong mỗi tuần. Lúc này em bé đã dài khoảng 15 cm tính từ đỉnh đầu đến mông và nặng chừng 240 g rồi đấy. Ở giai đoạn này em bé cũng bắt đầu biết nuối dịch ối và thận đã bài tiết ra nước tiểu Tóc của em bé cũng mọc ra dài hơn.

Vào tuần thứ 20, các giác quan cũng phát triển đạt đến đỉnh cao tế bào thần kinh đã được phân hóa chuyên biệt cho 5 loại xúc giác: thị giác thính giác, xúc giác, khướu giác, vị giác. Sự sản sinh của các tế bào thần kinh sẽ chậm dần để tập trung nuôi dưỡng cho tế bào lớn lên và có sự kết nối với nhau.

Ở tuần thai này, cảm giác thai nhi máy đã rõ ràng hơn rất nhiều. Mẹ sẽ cảm nhận được rõ những "Cú đạp của thai nhi hay khi em bé vui đùa, nhào lộn trong bụng mẹ. Sự "nghịch ngợm" của bé đôi khi có thể khiến bạn khó ngủ nhưng đó là dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển rất tốt. Trong khoảng 10 tuần sau đó, em bé sẽ còn hiếu động hơn rất nhiều đấy. Đến giai đoạn cuối thai kỳ, tử cung chật chội hơn rất nhiều nên em bé sẽ phải nằm im nhiều hơn.

Lời khuyên hữu ích

Trong thai kỳ ngoài việc theo dõi liên tục sự phát triển của thai nhi mẹ cũng đừng quên chăm sóc bản thân mình đấy nhé. Nếu cảm thấy người đau nhức hay đau tức bụng thì hãy xoa bóp nhẹ nhàng, có thể dùng miếng dán nóng, túi chườm hay chai nước nóng để chườm vào vùng bị đau nhé. Nếu cảm giác đau kéo dài và nghiêm trọng hơn thì nên đi gặp bác sĩ.

Giai đoạn này bạn nên thường xuyên trò chuyện với em bé nhé. Bởi thai nhi đã nghe được giọng nói của mẹ rồi đấy. Thường xuyên trò chuyện hay hát cho thai nhi nghe sẽ giúp bé cảm thấy an toàn và phát triển tốt hơn.

Ngoài ra, hãy thường xuyên bật những bản nhạc nhẹ nhàng, êm dịu như nhạc giao hưởng để mẹ và bé cùng nghe nhé. Tiếng nhạc du dương sẽ khiến thai nhi cảm thấy thoải mái và não bộ phát triển tốt hơn. Đồng thời, mẹ hãy hạn chế đến những nơi quá ồn áo nhé, bởi em bé sẽ không thích một chút nào đâu. Thai nhi có thể phản ứng bằng cách cử động mạnh trong bụng mẹ.

Những điều cần lưu tâm

Giai đoạn này bạn hãy ăn nhiều chuối nhé, mỗi ngày từ 1 đến 2 quả sẽ cung cấp nguồn vitamin B tuyệt vời cho bạn. Ngoài ra chuối còn chứa nhiều chất quan trọng, cần thiết cho sự phát triển trí não của thai nhi

Bà bầu cũng nên hạn chế ăn quá nhiều muối nhé. Bởi chế độ ăn nhiều muối dễ khiến cơ thể bị phù do tích nước, gây cảm giác nặng nề, khó chịu. Tốt nhất hãy giảm bớt lượng muối và nước mắm trong các món ăn dành cho bà bầu Tránh ăn nhiều thực phẩm ăn liền, đóng hộp bởi chúng cũng có hàm lượng muối rất cao.

Nếu bạn đang phải đi làm tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp... hãy lên dần kế hoạch nghỉ hộ sản. Sự chuẩn bị trước sẽ giúp bạn không bị cập rập khi bụng trở nên to hơn, khiến việc đi lại khó khăn. Bên cạnh đó, thời điểm này bạn cũng nên tạo danh sách những món đồ cần mua. Hãy tham khảo những bà mẹ đã có sẵn kinh nghiệm để việc mua sắm thuận lợi hơn nhé.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật