Bệnh rò luân nhĩ có nguy hiểm không và cách điều trị tốt nhất

Bệnh rò luân nhĩ là một dị tật bẩm sinh nhưng nếu chữa trị không đúng cách, không chỉ gây mất thẩm mĩ mà còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm sau này.

Bệnh rò luân nhĩ là gì?

Rò luân nhĩ là vùng trước vành tai có một lỗ nhỏ xuất hiện từ khi sinh ra (đây là một loại dị dạng bẩm sinh) thường thấy ở một bên nhiều hơn ở hai bên, nữ thường bị nhiều hơn nam lỗ rò này đi sâu vào trong đế bám vào màng sụn. Bản chất tròng lòng đường rò này là 1 ống được lát bởi biểu mô có khả năng chế tiết.

 Bệnh rò luân nhĩ là một dị tật bẩm sinh

 Bệnh rò luân nhĩ là một dị tật bẩm sinh

Bình thường người ta chỉ thấy một lỗ rò bé bằng đầu tăm trên da mà không có biểu hiện gì khác. Khi bị viêm nhiễm hay bị tắc thì có thể bị ngứa, tiết ra chất bã đậu màu trắng mùi hôi hoặc phình ra tạo thành một nang (nếu nang bị vỡ ra thường để lại seo răn rúm ảnh hưởng đến thẩm mỹ). Nang này bị bội nhiễm thì ngày càng to dần ra và tạo ra áp xe rò luân nhĩ.

Ở Việt Nam, bệnh rò luân nhĩ chưa được chú ý đúng mức. Khi lỗ rò nhiễm trùng nhiều người tưởng là bị một cái nhọt trước tai nên chỉ dùng kháng sinh để tự điều trị. Hậu quả là đường rò bị viêm nhiễm, xơ sẹo nhiều lần, gây co dính, ảnh hưởng rất lớn tới thẩm mỹ và gây khó khăn cho việc phẫu thuật lấy bỏ đường rò sau này.

Vì vậy, cần lưu ý tới những lỗ rò và nhọt ở vùng này để đi khám sớm, phẫu thuật kịp thời; tránh để đường rò bị viêm nhiễm nhiều lần.

Theo bác sĩ Nguyễn Minh Hảo Hớn, Khoa Mũi xoang, Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM, nếu dịch nhầy trong đường rò không bị bít tắc, không có biến chứng viêm hay áp-xe, trẻ hoàn toàn có thể yên tâm chung sống với dị tật này suốt đời mà không cần phẫu thuật.

Ngược lại, trong trường hợp đường rò gây bít tắc, sưng viêm áp xe thì cần được phẫu thuật. Trước khi phẫu thuật rò luân nhĩ, trẻ phải được điều trị quá trình viêm và áp-xe. Việc phẫu thuật rò luân nhĩ hiện nay khá đơn giản, vì đường rò nằm dưới da. Bệnh nhân trên 15 tuổi, phẫu thuật chỉ cần gây tê Các bé nhỏ tuổi không hợp tác được thì buộc phải gây mê. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể xuất viện ngay trong ngày.

Việc cần hay không cần phẫu thuật rò luân nhĩ phụ thuộc rất nhiều vào thói quen của gia đình Bác sĩ Hảo Hớn khuyên, khi trẻ bị rò luân nhĩ, phụ huynh tuyệt đối không nên nặn bóp hoặc dùng tăm bông đưa sâu vào đường rò.

Cách tốt nhất để vệ sinh cho trẻ là dùng bông thấm nước muối sinh lý nhẹ nhàng lau sạch dịch nhầy tiết ra bên ngoài lỗ rò. Nếu thấy lỗ rò có phản ứng viêm, phụ huynh nên đưa trẻ đến khám ở các chuyên khoa Tai mũi họng để được điều trị đúng cách. Tuyệt đối không tự điều trị cho trẻ ở nhà khi lỗ rò đã bị viêm. Theo thời gian, phản ứng viêm sẽ gây biến chứng áp xe, phẫu thuật giải quyết khối áp xe sẽ tạo ra những vết sẹo, gây mất thẩm mỹ, nhất là đối với bé gái.

Người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng kháng sinh và phẫu thuật

Người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng kháng sinh và phẫu thuật

Cách chữa bệnh rò luân nhĩ

- Khi bình thường thông thường dễ bị bỏ qua nhưng đây là thời kì lý tưởng để cắt bỏ toàn bộ đường rò vì khả năng lấy hết đường ro cao nhất.

- Khi bị viêm nhiễm (nang chưa bị vỡ) có thể phối hợp kháng sinh với phẫu thuật để lấy bỏ toàn bộ đường rò để tránh viêm nhiễm tái phát cũng như phòng biến chứng vỡ nang hay áp xe hóa.

- Khi áp xe hoặc vỡ nang rò (tự vỡ hoặc do chích rạch): Cần phải dùng kháng sinh kết hợp dẫn lưu tốt (không nên mổ lấy đường rò giai đoạn này).

Ở Việt Nam, rò luân nhĩ chưa được chú ý đúng mức. Khi lỗ rò nhiễm trùng, nhiều người tưởng là bị một cái nhọt trước tai nên chỉ dùng kháng sinh để tự điều trị. Hậu quả là đường rò bị viêm nhiễm, xơ sẹo nhiều lần, gây co dính, ảnh hưởng rất lớn tới thẩm mỹ và gây khó khăn cho việc phẫu thuật lấy bỏ đường rò sau này.

Vì vậy, cần lưu ý tới những lỗ rò và nhọt ở vùng này để đi khám sớm, phẫu thuật kịp thời; tránh để đường rò bị viêm nhiễm nhiều lần.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật