Cẩn trọng khi sốt cao, phát ban do bệnh sốt xuất huyết gây ra

Người mắc bệnh sốt xuất huyết thường có biểu hiện sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, kéo dài 2 - 7 ngày, khó hạ sốt.

Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu. Có thể có nổi mẩn phát ban Do đó, khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Ở thể bệnh nặng bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu chấm xuất huyết ngoài da chảy máu cam chảy máu chân răng vết bầm tím chỗ tiêm nôn ra máu đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).

Đau bụng buồn nôn chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong

 Người bệnh sốt xuất huyết thường có biểu hiện sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C

 Người bệnh sốt xuất huyết thường có biểu hiện sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C

Về đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết BS. Lê Xuân Thuỷ cho hay, muỗi có màu đen, thân và chân có những đốm trắng thường được gọi là muỗi vằn. Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, đốt mạnh nhất là vào sáng sớm và chiều tối.

Loại muỗi vằn thường trú đậu ở các góc/xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.

Muỗi vằn đẻ trứng sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây... các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa... Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa khi nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt trên 20º C.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật