Cảnh báo chứng phát ban, tiêu chảy khi trẻ ăn trứng
Trứng là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin (B1, B6, A, D, K) chất khoáng (sắt, kẽm, i ốt...) tốt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, thời điểm nào đưa trứng vào thực đơn cho bé và cách sử dụng hiệu quả nguồn thực phẩm này vẫn là một đề tài được nhiều mẹ tranh luận. Bởi bên cạnh các dưỡng chất trứng cũng là nguyên nhân gây dị ứng ở một số trẻ. Dưới đây là chia sẻ của Dr. Henna, blogger người Ấn Độ về cách sử dụng trứng trong bữa ăn của bé một cách an toàn.
Khi nào cho bé ăn trứng?
Có nhiều quan điểm khác nhau về thời điểm bắt đầu cho bé ăn trứng nhưng có thể xếp thành hai nhóm: Một nhóm cho rằng mẹ có thể thêm trứng vào các món ăn dặm ngay từ khi bé được 6 tháng tuổi và nhóm còn lại tỏ ra dè dặt hơn thì chỉ cho con ăn trứng sau một tuổi. Các bà mẹ thuộc nhóm thứ hai tin rằng, ở thời điểm đó, bé sẽ ít bị dị ứng hơn.
Tuy vậy, trên thực tế chưa có nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng việc trì hoãn một loại thực phẩm nào đó (với bé từ 6 tháng tuổi) có thể làm giảm nguy cơ dị ứng. Từ kinh nghiệm thực tế, Henna khuyên các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa để có quyết định chính xác. Với các con của mình, Henna cho con bắt đầu làm quen với món trứng từ sau khi bé 8 tháng tuổi. Ban đầu, cô chỉ cho bé ăn lòng đỏ và một tháng sau đó, khi nhận thấy con không có phản ứng bất thường nào thì cô cho bé ăn cả lòng trắng.
Số lượng như thế nào là đủ?
Khi bắt đầu cho con làm quen với món trứng, mẹ chỉ nên cho bé ăn một thìa nhỏ (thìa cà phê) lòng đỏ trứng luộc Sau đó, mẹ tăng dần dần từng chút một và tối đa không quá một quả trứng mỗi ngày.
Lưu ý gì khi chế biến món trứng?
Mẹ cần đảm bảo rằng món trứng được nấu chín và không bao giờ cho bé ăn trứng chín tái (lòng đào) bởi nó có thể chứa vi khuẩn ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé.
Nhận biết trẻ bị dị ứng trứng như thế nào?
Sau khi ăn trứng, nếu bé có các dấu hiệu sau, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ:
- Nôn mửa.
- Tiêu chảy.
- Khó chịu và quấy khóc (vì đau bụng).
- Phát ban.
- Chảy nước mũi hoặc đau họng (ho nhiều).
- Khó thở.
- Bị mất răng - nên cấy ghép implant hay trồng răng sứ? (Thứ Ba, 19/02/2019 14:35:00)
- Khi nào nên lựa chọn phẫu thuật trĩ tránh biến chứng nguy... (Thứ Ba, 19/02/2019 13:20:00)
- Giải tỏa nỗi sợ khi khối amiđan trở nên vô dụng và có hại (Thứ Ba, 19/02/2019 13:05:00)
- Sửa mí mắt, phẫu thuật nâng mũi: Điều gì làm nên sự kỳ... (Thứ Ba, 19/02/2019 10:40:00)
- Tuổi nào thì nên đi khám? Nắn chỉnh răng có giới hạn tuổi... (Thứ Hai, 18/02/2019 16:00:00)
- Hồng ban nút - Các yếu tố nguy cơ gây bệnh và biểu hiện (Thứ Hai, 18/02/2019 14:40:00)
- Giải đáp thắc mắc: Có nên cắt polyp túi mật hay không? (Thứ Hai, 18/02/2019 11:35:00)
- Liệt kê 13 điều cần biết về chứng trầm cảm theo mùa (Thứ Hai, 18/02/2019 11:15:00)
- BS. Nguyễn Thị Thúy: Chỉ số SGPT phát hiện tổn thương tế bào... (Thứ Hai, 18/02/2019 11:00:00)
- Nhận biết và xử trí mộng thịt như thế nào tốt nhất? (Thứ Hai, 18/02/2019 09:30:00)
-
Biệt dược Avemar: Thực phẩm chức năng chiết xuất từ lúa mì cho bệnh nhân ung thư
Thứ năm, 13/12/2018 13:36:00
-
Máy tạo khí ozone để khử độc: Hiểu sao cho đúng nhất?
Thứ Ba, 18/12/2018 16:56:03
-
Hướng dẫn lựa chọn máy hâm sữa tốt nhất cho mẹ bỉm sữa
Thứ sáu, 30/11/2018 15:12:00
-
Điều trị bệnh ung thư bằng việc uống nước kiềm ion hóa Ohay
Thứ Ba, 15/11/2016 00:00:00