Chỉ bạn cách phòng bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người

Để phòng chống các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người, cần tiêm phòng cho vật nuôi như tiêm phòng dại cho chó, tiêm ngừa cúm cho gia cầm, chăn nuôi sạch, không ăn tiết canh, rửa tay sạch sau khi giết mổ gia súc, gia cầm.

Theo các chuyên gia cao cấp về thú y và y tế, qua các vụ dịch , để phòng ngừa hữu hiệu các bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người có thể triển khai sâu rộng các biện pháp trong nhân dân như sau:

Dịch H5N6: còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, Tổ chức Nông lương quốc tế (FAO) đang hỗ trợ giám sát cúm gia cầm tại chợ, giám sát các lò giết mổ. Tổ chức Thú y Thế giới đang giám sát chim hoang dã. Chủng vi-rút phân lập gửi Phòng Thí nghiệm quốc tế để giải trình gen

H7N9: Trong số mẫu Việt Nam đã lấy phân ra làm 4 đợt trên 155 .000 con giam cầm, chưa phát hiện virút H7N9 tại Việt Nam.

Tuy nhiên, Việt Nam cũng chỉ thị các tỉnh, thành phố tăng cường giám sát cúm gia cầm lây sang người. Đối với người dân, nếu gia cầm ở trong vùng có nguy cơ bị cúm, cần tiến hành tiêm phòng cho đàn gia cầm. Khi phát hiện gia cầm nhiễm bệnh cần báo ngay với cơ quan thú y để có biện pháp xử lý.

Bệnh xoắn khuẩn trên lợn: tiêm phòng vaccine, kiểm tra kháng thể huyết thanh, xây dựng cơ sở sạcch bệnh.

Bệnh dại: Hiện nay, Việt Nam có khoảng 10 triệu con chó. Trong đó nhiều con nuôi thả rông ở khu vực nông thôn, miền núi nên rất khó khăn trong phòng chống dịch, tiêm phòng bệnh dại không xuất hiện ở thành phố mà chỉ ở vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa. Vì vậy cần tuyên truyền cho bà con hiểu rõ và ngành thú y cần có các đợt tiêm phòng sâu rộng tới các vùng nông thôn và miền núi.

Bệnh nhiệt thán: Gần đây xuất hiện ổ dịch ở Mèo Vạc, Hà Giang, do người dân giết gia súc bị bệnh và chia cho bà con trong bản ăn. Do tập quán ăn thịt gia súc chết, bệnh ở người vùng cao khiến họ có thể mắc bệnh lây từ gia súc. Vì vậy cần tuyên truyền để bà con hiểu rõ và không ăn thịt gia súc chết, bệnh.

Bệnh liên cầu lợn: giám sát lâm sàng, không ăn lợn bệnh, tiết canh, sau khi giết mổ phải rửa tay bằng nước sạch là các biện pháp phòng bệnh mà các chuyên gia y tế khuyến cáo tới người dân.

Bệnh tai xanh ở lợn cũng có phần làm gia tăng liên cầu lợn. Vì vậy, khi lợn bị bệnh tai xanh, không được ăn, mà cần có biện pháp phòng ngừa và báo ngay với cơ sở thú y.

Bệnh viêm não virút: Tuy số ca mắc không nhiều nhưng lại gây tử vong và biến chứng nặng. Bệnh truyền từ các động vật như chim, ngựa,.. qua muỗi đốt sang người. Để phòng bệnh, cần diệt muỗi và tiêm phòng viêm não cho trẻ em

Để phòng ngừa hiệu quả các bệnh lây truyền từ động vật sang người nêu trên, cần tuyên truyền, tiêm vaccine trên vật nuôi để ngừa dịch bệnh Các địa phương và cơ quan thú y cũng chủ động trong khâu con giống khử trùng để phòng nguy cơ dịch bệnh một cách triệt để.

Tổ chức chăn nuôi đạt an toàn, tiêm vaccine định kỳ cơ sở giống. Cục Thú y phối hợp với FAO phòng chống dại, quản lý đàn chó, hướng tới tiêm vaccine cho 70% đàn chó. Xây dựng 3 phòng xét nghiệm bệnh dại ở tp. HCM, Đà Nẵng Hà Nội Tiêm phòng cho động vật trong vùng dịch bệnh nhiệt thán. Khi phát hiện trâu bò bị bệnh nhiệt thán, không được mổ, không được ăn mà cần báo ngay với cơ quan thú y để giải quyết triệt để. Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và đại dịch cúm ở người sẽ họp thường xuyên, nâng cao năng lực phòng xét nghiệm, và sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Y tế, Bộ NN&PT cùng các địa phương sẽ là biện pháp hữu hiệu trong thời gian tới. Ngoài ra, còn phải kể đến sự song hành của Tổ chức Nông lương quốc tế (FAO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Thú y Thế giới để xóa bỏ dịch bệnh lây từ động vật sang người, hạn chế sự lây lan của chúng trên bản đồ thế giới.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật