Nhiễm Chlamydia có thể gây vô sinh ở phụ nữ, bạn có biết?

Phụ nữ thường bị tái nhiễm Chlamydia từ bạn tình, có thể gây nhiều hậu quả, thậm chí vô sinh.

Vi khuẩn Chlamydia là gì?

Nhiễm Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) phổ biến, do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây nên. Chlamydia có thể lây nhiễm qua âm đạo, hậu môn hay miệng; lây truyền qua các con đường chính là quan hệ tình dục và từ mẹ sang con.

Khả năng cao nhiễm Chlamydia qua đường hậu môn, âm đạo và miệng ở người quan hệ tình dục với bạn tình đã nhiễm khuẩn này hoặc quan hệ tình dục với nhiều bạn tình mà không dùng các biện pháp bảo vệ như sử dụng bao cao su

Người mẹ nhiễm Chlamydia có thể ảnh hưởng tới con. Chlamydia còn có thể gây bệnh ở trực tràng kết mạc gan mô mềm của những đứa trẻ sinh ra từ mẹ đã nhiễm Chlamydia.

Chlamydia tác động tới sức khỏe sinh sản thế nào?

Điều này thể hiện rõ ở phụ nữ Nhiễm Chlamydia được xem là nguyên nhân chính gây viêm cổ tử cung xuất tiết. Chlamydia gây viêm niệu đạo chạy ngược đường sinh dục gây bệnh vùng chậu, từ đó dẫn đến thai ngoài tử cung thậm chí vô sinh

Tại Mỹ, khoảng 1 triệu phụ nữ bị viêm tiểu khung một nửa trong số đó có nguyên nhân từ nhiễm Chlamydia, 20% phụ nữ Mỹ viêm tiểu khung bị vô sinh.

Phụ nữ có thai nhiễm Chlamydia có thể bị vỡ ối non, nhiễm khuẩn ối sinh non nhiễm khuẩn hậu sản và nhiễm Chlamydia cho trẻ sơ sinh

Thậm chí, không loại trừ khả năng, người nhiễm đồng thời Chlamydia và HPV có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung

Quan hệ giữa khuẩn Chlamydia và HIV: Theo thống kê, phụ nữ bị nhiễm Chlamydia có nguy cơ nhiễm HIV cao gấp 3-5 lần so với phụ nữ không nhiễm Chlamydia.

Ngoài tác động đến sức khỏe sinh sản, Chlamydia còn gây viêm tinh hoàn viêm tuyến tiền liệt viêm trực tràng, nhiễm khuẩn mắt và nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh

Cách nhận biết nhiễm khuẩn Chlamydia

Thời gian ủ bệnh do khuẩn Chlamydia khoảng 5 - 15 ngày. Theo thống kê, có tới 50% trường hợp nhiễm Chlamydia không có biểu hiện, làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình trong thời kỳ này.

Việc nhận biết biểu hiện khi nhiễm Chlamydia là rất quan trọng.

Với nam giới: tiết dịch niệu đạo nhiều vào buổi sáng, trong, nhày, màu trắng hoặc nâu vàng. Đái khó, ngứa hoặc buốt dọc niệu đạo.

Với nữ giới: Âm đạo tiết dịch nhày mủ hoặc có máu. Khám thấy có biểu hiện viêm cổ tử cung lộ tuyến, cổ tử cung phù nề sung huyết và dễ chảy máu Có thể kèm theo viêm tuyến Bartholin… Tiết dịch niệu đạo: Là biểu hiện của viêm niệu đạo Miệng niệu đạo đỏ hoặc phù nề, thường kèm theo đái rắt, đái khó.

Việc phát hiện sớm nhiễm Chlamydia để chữa trị và chặn nguy cơ lây cho bạn tình là rất quan trọng. Theo ThS. Nguyễn Kiên Cường - Viện Y học dự phòng Quân đội, thời gian xét nghiệm Chlamydia trong nước tiểu như sau: Có thể phát hiện sớm sau 1 tuần; Hầu hết phát hiện trong 2 tuần và độ chính xác cao nhất sẽ là sau 4 tuần.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật