Những dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh thường gặp

Những dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh - theo các nghiên cứu, trẻ sơ sinh thường được thừa hưởng một số kháng thể có sẵn trong hệ miễn dịch của mẹ và sau đó nếu bé bú sữa mẹ, bé sẽ tiếp tục nhận được miễn dịch của mẹ có trong sữa. Tuy nhiên, khi trẻ được 6 tháng tuổi, lượng miễn dịch này sẽ giảm dần và mất hẳn khi bé được 1 - 18 tháng tuổi.

Vì vậy từ sau giai đoạn 6 tháng tuổi sức đề kháng của trẻ sơ sinh sẽ bị suy giảm dẫn đến nguy cơ mắc các chứng bệnh về tai, mũi, họng nhiều hơn, trong đó có bệnh viêm tai giữa

Vậy dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là gì? Hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu viêm bệnh thường gặp để nhanh chóng đưa bé đi điều trị bệnh.

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

Những dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

Bệnh viêm tai giữatrẻ sơ sinh là là bệnh rất phổ biến, nên các bố mẹ cần nắm vững được các dấu hiệu của bệnh để có thể đưa trẻ khám và điều trị kịp thời, giúp phòng tránh được các biến chứng viêm tai giữa có thể xáy ra.

Sau đây là các dấu hiệu viêm tai giữa chủ yếu mà bố mẹ cần lưu ý:

Giai đoạn ban đầu:

+ Trẻ thường là sốt cao 39 - 40 độ, quấy khóc nhiều, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ co giật

Sốt là dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh giai đoạn đầu

Sốt là dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh giai đoạn đầu

+ Nếu là trẻ lớn, sẽ kêu đau tai, còn trẻ nhỏ chỉ biết lắc đầu, lấy tay rụi vào tai.

+ Rối loạn tiêu hóa: trẻ đi ngoài lỏng, nhiều lần, xuất hiện gần như đồng thời với triệu chứng sốt.

Giai đoạn vỡ mủ:

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, vài ngày sau ( khoảng từ 2 - 3 ngày) viêm tai giữa sẽ tiến triển sang giai đoạn vỡ mủ do màng tai bị thủng, mủ tự chảy ra ngoài qua lỗ tai với các biểu hiện sau:

+ Trẻ đỡ sốt, bớt quấy khóc, ăn ,ngủ được.

+ Hết rối loạn tiêu hóa, đi ngoài trở lại bình thường.

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh giai đoạn vỡ mủ

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh giai đoạn vỡ mủ

+ Không kêu đau tai nữa.

Giai đoạn mãn tính:

+ Sau khi màng nhĩ bị thủng và chảy mủ các dấu hiệu bệnh sẽ giảm đi, các bà mẹ tưởng chừng như bệnh đã lui nhưng thực ra viêm tai giữa đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn mạn tính, với một dấu hiệu viêm tai giữa rất quan trọng: chảy mủ tai.

+ Nếu vẫn không được điều trị kịp thời bệnh sẽ diễn biến thành viêm tai giữa mạn tính hoặc viêm tai - xương chũm mạn tính (có nguy cơ biến chứng nguy hiểm). Vì vậy, các mẹ cần để ý các dấu hiệu viêm tai giữa để có thể kịp thời đưa bé đi chữa trị hiệu quả nhất.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật