Nói lắp là gì? Nguyên nhân và cách điều trị tật nói lắp

Nói lắp là gì?

Nói lắp là một dạng rối loạn trong giao tiếp bằng lời nói mà trong đó người nói lặp đi lặp lại hoặc kéo dài nhiều âm thanh, từ ngữ hay trọng âm, khiến cho mạch giao tiếp bị gián đoạn.

Nói lắp là một dạng rối loạn trong giao tiếp bằng lời nói

Nói lắp là một dạng rối loạn trong giao tiếp bằng lời nói 

Nguyên nhân nói lặp

Trong thời kỳ phát triển: Khi trẻ em bắt đầu nói sẽ lắp bắp tìm chữ và thường tự thúc hối nói cho nhanh những gì mình đang nghĩ ra mà chữ thì không có sẵn. Hiện tượng này thường tự biến giải khi trẻ lớn đủ. Trong những trường hợp nói lắp kéo dài sau 12 tháng, có thể là do sự phát triển không bình thường của não bộ. Gần đây có nhiều nghiên cứu liên hệ tật nói lắp với người nam thuận tay trái.

Thần kinh hệ: Nói lắp có thể do một khúc mắc nào đó giữa trung tâm ngôn ngữ trong não bộ và hệ cơ của môi lưỡi và hộp phát âm. Do đó có sự trục trặc điều hành sắp xếp câu cú.

Người lớn tuổi bị tai biến mạch máu não có thể bị nói lắp.

Người lớn tuổi bị tai biến mạch máu não có thể bị nói lắp

Người lớn tuổi bị tai biến mạch máu não có thể bị nói lắp

Rất ít trường hợp là do tật nói quá nhanh, suy nghĩ chậm, logic kém hay tâm thần bấn loạn.

Chữa trị nói lắp

Tạo hoàn cảnh thư giãn trong gia đình để trẻ không có cảm tưởng bị hối thúc khi muốn nói điều gì

Nói chuyện với trẻ chậm rãi. Trẻ sẽ học cách nói này và dễ tìm ra từ ngữ trước khi phát âm

Tránh nói giùm cho hết câu - kiên nhẫn chờ cho trẻ tìm ra chữ và khen ngợi sau đó

Tránh đòi hỏi trẻ "biểu diễn nói" với người khác.

Tránh làm trẻ bị xấu hổ

Tránh la rầy hay chê cười khi trẻ nói lắp

Tránh la rầy hay chê cười khi trẻ nói lắp

Tránh la rầy hay chê cười

Chịu khó chăm chú nghe trẻ nói

Nếu trẻ bị lắp nên bàn thật lòng về vấn đề - đừng tránh né sự thật.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật