Tiêm vắc-xin sởi - Rubella là cách tốt nhất để phòng bệnh hữu hiệu

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm do virut sởi gây ra, bệnh rất dễ lây và gây thành dịch. Mọi trẻ em chưa có miễn dịch phòng bệnh sởi đều có thể mắc bệnh. Bệnh có thể gây nên các biến chứng như viêm phổi, viêm não, tiêu chảy, suy dinh dưỡng, mù loà thậm chí có thể tử vong. Qua nhiều năm triển khai tiêm chủng vắc-xin sởi trong tiêm chủng mở rộng, tỷ lệ mắc bệnh sởi đã giảm rõ rệt. Tuy nhiên, bệnh sởi vẫn có nguy cơ bùng phát thành dịch nếu không duy trì tỷ lệ chủng cao trong cộng đồng.

Bệnh Rubella là bệnh bệnh truyền nhiễm do virut Rubella gây ra. Bệnh Rubella ở trẻ em thường nhẹ, ít biến chứng. Tuy nhiên, nếu phụ nữ nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây ra sẩy thai thai chết lưu trẻ sinh ra có thể mắc hội chứng Rubella bẩm sinh (bao gồm các dị tật tim đục thuỷ tinh thể điếc bẩm sinh chậm phát triển... thậm chí đa dị tật).

Trẻ bị hội chứng Rubella bẩm sinh sẽ là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm trên toàn cầu có khoảng 110.000 trẻ em sinh ra mắc hội chứng Rubella bẩm sinh. Trong số các trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh có tới trên 90% trẻ mắc các dị tật phức tạp ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như các dị tật về tim 45% trẻ bị đục thủy tinh thể 37 % lách to 15% vàng da nhân, 12% trẻ chậm phát triển...

Bệnh sởi và Rubella không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tiêm vắc-xin là cách phòng bệnh chủ động và hiệu quả

Với sự hỗ trợ của Liên minh Toàn cầu về vắc-xin và tiêm chủng (GAVI), được sự đồng ý của Chính phủ, tất cả trẻ từ 1 tuổi đến 14 tuổi trong toàn quốc được tiêm 1 mũi vắc-xin sởi - Rubella miễn phí trong chiến dịch tại các điểm tiêm chủng trong trường học hoặc trạm y tế xã/ phường.

Chiến dịch này sẽ góp phần làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm gánh nặng bệnh sởi Rubella và hội chứng Rubella bẩm sinh trong cộng đồng và hướng tới mục tiêu Loại trừ bệnh sởi trong tương lai.

Vắc-xin sởi - Rubella là vắc-xin có tính an toàn cao. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tiêm chủng trước khi tiêm các bà mẹ hãy cho trẻ ăn no và chủ động thông báo với cán bộ y tế tiêm chủng về tình trạng sức khỏe của con mình nếu trẻ đang bị sốt, đang mắc bất cứ bệnh nào hoặc đã bị phản ứng với lần tiêm chủng trước. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật