5 nguyên tắc vàng để bé ngon miệng mà không sợ bị béo phì

Cho bé ăn theo nhu cầu, loại bỏ đồ chế biến sẵn, đổi thực đơn thường xuyên… là những mẹo giúp trẻ ăn ngon miệng mà không béo phì.

Dạy con thói quen ăn uống lành mạnh không chỉ giúp trẻ ăn ngon miệng mà còn là một cách kiểm soát trọng lượng hợp lý cho trẻ. Ngay từ bây giờ, cha mẹ hãy hình thành cho trẻ thói quen ăn uống để duy trì và trở thành một lối sống tốt khi trưởng thành bằng một số mẹo cơ bản như sau:

Cho trẻ ăn theo nhu cầu

Thay vì bắt trẻ phải ăn một loại đồ ăn nào đó vì bổ dưỡng, hãy cho trẻ tự lựa chọn vài loại đồ ăn trong một bữa, để trẻ tự ăn.

Bạn chỉ nên hướng dẫn trẻ cách ăn mà không nên ép buộc trẻ phải ăn nhiều, sẽ nảy sinh tâm lý biếng ăn.

Trẻ được lựa chọn loại đồ ăn sẽ ăn ngon miệng hơn.

Trẻ được lựa chọn loại đồ ăn sẽ ăn ngon miệng hơn. 

Đối với những trẻ khó ăn uống cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn, giúp trẻ ăn đủ lượng thức ăn cần thiết mà hệ tiêu hóa của trẻ không bị quá tải. Bên cạnh đó, sẽ thật tuyệt vời nếu bạn làm gương cho trẻ trong việc ăn uống. Thay vì nói: ‘Con thử món này nhé, ngon lắm’, bạn hãy ăn món đó một cách ngon miêng để trẻ tò mò và đòi ăn thử.

Bữa ăn gia đình

Bạn hãy để trẻ ngồi chung mâm cơm với bố mẹ. Cha mẹ là hình mẫu cho việc cư xử trong bữa ăn một cách đúng mực để trẻ học tập giúp trẻ vui vẻ, lém lỉnh và sẽ ăn ngon miệng hơn. Ngoài ra, trẻ sẽ đươc học tập dần những kỹ năng ăn uống như cầm muỗng, đũa, tự đút ăn, kỹ năng giao tiếp trên bàn ăn với người lớn.

Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, khi trẻ ăn chung với gia đình trong không khí đầm ấm, trẻ sẽ cảm thấy ngon miệng và ăn nhiều hơn, giúp phát triển trí não và các giác quan một cách hoàn thiện.

Nói không với đồ ăn chế biến sẵn

Những bữa ăn tự tay cha mẹ làm tại nhà bao giờ cũng tốt hơn đồ ăn đã được chế biến sẵn. Đồ ăn sẵn thường chứa một lượng muối nhất định, việc có nhiều muối trong đồ ăn của trẻ sẽ gây ra một số nguy hại về vấn đề sức khỏe như tuyến nước bọt của trẻ bị giảm, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm đường hô hấp

Ngoài ra, ăn nhiều muối khiến cơ thể hấp thu kẽm một cách khó khăn. Trong khi đó thiếu kẽm sẽ khiến trẻ biếng ăn khó ngủ chậm lớn hơn. Không chỉ vậy, đồ ăn sẵn thường chứa nhiều chất béo, nếu trẻ sử dụng nhiều có thể bị béo phì không tốt cho sức khỏe Bạn nên tăng cường hoa quả rau tươi vào khẩu phần ăn để trẻ dễ ăn, dễ hấp thụ hơn.

Thay đổi thực đơn thường xuyên

Trẻ sẽ thấy ngon miệng và kiểm soát được cân nặng nếu cha mẹ xây dựng và thay đổi thực đơn thường xuyên và khoa học. Bạn hãy chế biến những món ăn phù hợp với khẩu vị của trẻ, thường xuyên có những món ăn mới để trẻ hào hứng với bữa ăn.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên biến tấu, trang trí các món ăn sao cho lạ mắt, thú vị để hấp dẫn trẻ ăn nhiều và cảm thấy ngon miệng hơn. Bạn lưu ý là không đe dọa hay trừng phạt trẻ khi không ăn. Bạn hãy để trẻ tiếp nhận thực phẩm một cách thoải mái hơn.

Biết khi nào trẻ no

Bạn không nên ép buộc trẻ ăn quá nhiều trong một bữa. Khi trẻ có xu hướng lắc đầu hay mím môi khi được cho ăn, nghĩa là bé không muốn ăn nữa. Bạn không nên cố ép trẻ ăn muỗng cuối hay uống nước nốt sẽ hình thành thói quen xấu cho trẻ, ảnh hưởng đến cơ chế tự điều chỉnh của cơ thể, có thể gây ra béo phì

Ép ăn sẽ hình thành thói quen xấu cho trẻ.

Ép ăn sẽ hình thành thói quen xấu cho trẻ. 

Nếu bé không chịu ăn, có xu hướng ngậm hay nôn ọe có nghĩa là bé đang cảm thấy thức ăn thực sự đáng ghét. Bạn cần điều chỉnh lại cách cho con ăn. Luôn nhớ rằng, mỗi đứa trẻ sẽ có nhu cầu khối lượng thức ăn khác nhau.

Nguyên tắc “3 không”

3 không ở đây là: Không tivi, không đồ chơi và không đi rong. Nguyên tắc này bạn cần thực hiện nghiêm túc ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm Nếu bạn vi phạm nguyên tắc này, sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ trong khi ăn.

Bữa ăn của trẻ chỉ nên kéo dài 15 – 30 phút. Nếu trẻ mải xem tivi, chơi đồ chơi sẽ khiến trẻ bị phân tâm. Không tập trung khi ăn uống sẽ không có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ. Bên cạnh đó, khi trẻ chỉ mải chơi, sẽ khiến trẻ không để tâm đến việc nhai, trẻ có nguy cơ ngậm thức ăn trong mồm hoặc nuốt ngay lập tức, ảnh hưởng đến dạ dàysức khỏe

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật