Bạn cần biết: Trẻ bú mẹ hoàn toàn ít có nguy cơ béo phì

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích của sữa mẹ trong việc phòng chống các nguy cơ thừa cân hoặc béo phì ở trẻ.

Các nhà nghiên cứu Pháp tiến hành nghiên cứu sâu hơn và cho rằng sau giai đoạn bú mẹ hoàn toàn, trẻ nhỏ (từ lúc mới sinh đến 25 tuổi) sẽ phải tiếp tục được cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ để duy trì những lợi ích này.

Marie Françoise Rolland-Cachera và các đồng nghiệp của cô tại nhóm nghiên cứu dịch tễ học dinh dưỡng (Eren) đã nghiên cứu mối liên hệ giữa việc cho con bú mẹ hoàn toàn và nguy cơ thừa cân ở tuổi trưởng thành.

Để tiến hành nghiên cứu này, họ chọn những trẻ khỏe mạnh, sinh từ năm 1984 đến năm 1985. Gần 65% trong số đó bú sữa mẹ hoàn toàn.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích chế độ ăn uống của những trẻ này từ 10 tháng, 2 tuổi, 2 năm một lần đến lúc 20 tuổi. Ở độ tuổi này, nhiều biện pháp tăng chiều cao trọng lượng được áp dụng.

Các kết quả chỉ rõ lợi ích của việc cho con bú mẹ hoàn toàn đối với việc chống lại nguy cơ béo phì ở trẻ. ‘Nhưng lợi ích này có thể bị cản trở do nguồn cung hạn chế chất béo trong giai đoạn đa dạng hóa thức ăn’.

Trên thực tế sữa mẹ rất giàu chất béo và chứa một lượng nhỏ protein Tuy nhiên,ở chế độ ăn dặm tỉ lệ lại là ngược lại, ‘bữa ăn của trẻ thường có lượng protein cao nhưng lại ít chất béo’.Cha mẹ hạn chế lượng chất béo trong chế độ ăn của trẻ do lo ngại trẻ có thể bị thừa cân.

Sau giai đoạn đa dạng thức ăn cho trẻ, nếu con bạn tiếp tục uống nhiều sữa thì không cần thiết bổ sung thêm chất béo vào chế độ ăn uống của chúng. Bạn chỉ cần cho thêm một chút bơ hoặc dầu khi nấu thức ăn.

Tuy nhiên, nếu bé uống sữa ít hơn, hãy thêm một ít dầu, một muỗng cà phê nhỏ chẳng hạn, vào thức ăn. Tất nhiên, nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm sữa giàu axit béo thiết yếu cho các bé này.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật