Các kình ngư người Mỹ dùng giác hơi để duy trì sức khỏe

Không ít người ngỡ ngàng khi trông thấy các vận động viên tại Olympic lần này xuất hiện với nhiều dấu tròn đỏ trên da.

Giác hơi được thực hiện bằng cách dùng lửa làm nóng bên trong chiếc cốc thủy tinh rồi úp lên cơ thể.

Khi cốc hút vào, da bị kéo căng, thúc đẩy máu lưu thông và để lại những dấu tròn màu đỏ trên người, phải mất khoảng hai tuần mới mất đi.

Giác hơi đã được sử dụng từ hàng ngàn năm, nhưng ở phương Tây nó bắt đầu được biết đến nhiều nhất từ năm 2004, khi diễn viên người Mỹ Gwyneth Paltrow xuất hiện trên phim với dấu tròn đỏ trên làn da của mình.

Sau đó một số ngôi sao khác cũng bắt chước như Victoria Beckham và Jennifer Aniston.

Tuy nhiên, ở Olympic Rio cho chúng ta những bằng chứng rõ ràng rằng các vận động viên đang chuyển sang việc sử dụng phương pháp tăng cường sức khoẻ  để nâng cao hiệu suất của họ.

Theo vận động viên người Mỹ Naddour, anh đã tìm thấy phương pháp điều trị giảm đau nhức hiệu quả do việc tập luyện căng thẳng gây ra.

Anh nói với tờ USA Today: 'Đó là bí quyết tôi đã sử dụng trong năm nay khiến tôi khỏe mạnh hơn. Thật đáng đồng tiền bát gạo. Giác hơi khiến tôi hết các cơn đau'.

Giác hơi được cho rằng có thể  điều trị một loạt các bệnh bao gồm đau cơ đau khớp các bệnh về da bao gồm eczema và mụn trứng cá, rối loạn hô hấp bệnh cảm thông thường viêm phổiviêm phế quản và cũng đã được sử dụng như là một liệu pháp hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư

Phát biểu với tờ Independent, Tiến sĩ Ayaaz Farhat, Giám đốc của Viện giác hơi Clinic London cho biết: 'Trong một thập kỷ trở lại đây, giác hơi được vận động viên sử dụng ngày càng nhiều. Tại Olympic Bắc Kinh, tay bơi trẻ người Trung Quốc Wang Qun là một điển hình.

Từ đó, Floyd Mayweather, Andy Murray, Amir Khan, và mới nhất là các vận động viên tranh tài tại Olympic Rio nhờ cậy đến giác hơi'.

Các vận động viên sử dụng  ngày càng nhiều vì nó giúp tăng lượng máu, giảm đau phục hồi cơ bắp.

Đồng nghiệp Tiến sĩ Farhat, Yasin Zaman cho rằng dù vẫn còn trong một quá trình học hỏi nhưng rõ ràng giác hơi có tác động đến việc điều trị các vận động viên.

David Colquhoun, giáo sư dược học tại Đại học College London nói với tờ Independent: 'Không có bằng chứng khoa học nào phía sau giác hơi. Nhưng có  một mối liên hệ mơ hồ về cơ chế với châm cứu những người ủng hộ giác hơi cũng là người quan tâm đến châm cứu'.

Khi được hỏi rằng liệu vận động viên dùng giác hơi có đem lại bất kỳ lợi thế nào so với đối thủ hay không, Colquhoun trả lời rằng: 'Chưa chắc. Nhưng người dùng giác hơi gặp một bất lợi nhỏ là mất thời gian để làm chuyện này'.

Dù vậy có một điều chắc chắn Michael Phelps, vận động viên bơi lội 'nghiện' giác hơi vừa giành được huy chương vàng Olympic thứ 19 trong sự nghiệp.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ trang điện tử của tờ Telegraph (Anh), một nhật báo khổ rộng phát hành buổi sáng hàng ngày tại Vương quốc Anh và nhiều quốc gia khác.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật