Có nên sử dụng nước súc miệng thường xuyên hay không?
Nguyễn Thị Hương (TP.HCM)
Trong lĩnh vực nha khoa, người ta đã chế ra nhiều loại nước súc miệng với những mục đích khác nhau. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại nước súc miệng như thế nào cho an toàn và hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Mỗi loại nước súc miệng lại có công dụng khác nhau như: nước súc miệng làm mất mùi hôi của răng miệng bằng cách loại bỏ vi khuẩn và những mảng bám ở nướu răng; nước súc miệng có chứa thành phần làm trắng răng nhưng không có tác dụng ngừa sâu răng; nước súc miệng ngăn ngừa sâu răng hoặc trị liệu những bệnh về răng...
Trong thư, bạn không cho biết đã sử dụng loại nước súc miệng nào, được bác sĩ kê toa sau đó bạn tiếp tục sử dụng, hay bạn tự ý mua về dùng…? Do đó, chúng tôi không có lời khuyên cụ thể cho bạn được.
Tuy nhiên, để giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại nước súc miệng nói chung, chúng tôi xin giải thích như sau: Thành phần có trong nước súc miệng thông thường bao gồm: cetylpyridinium chloride, chlorhexidine và các hợp chất phenolic là những chất có tác dụng làm giảm các vi khuẩn có trong khoang miệng Các chất như sodium bicarbonate, chlorine dioxide có tác dụng che giấu và khử mùi hôi ở miệng; chất hydrogen peroxide giúp tiêu diệt những vi khuẩn kỵ khí bằng cách cung cấp ôxy để tiêu diệt chúng; chất fluoride có tác dụng làm chắc răng và ngừa sâu răng Một số loại nước súc miệng (thường được bác sĩ nha khoa chỉ định khi cần thiết) còn chứa chất làm giảm đau khi răng bị đau tê; chất đệm (tức là dung dịch đệm) để giảm đau ở những mô mềm, làm giảm độ acid có trong miệng và hòa tan những lớp màng mỏng bám vào niêm mạc miệng… Do đó, các loại nước súc miệng đều có tác dụng chung là khử mùi hôi ở răng miệng. Nhưng tính hiệu quả của nước súc miệng còn tùy thuộc vào cách sử dụng chúng. Chẳng hạn nước súc miệng chứa fluoride nhằm ngăn ngừa sâu răng mà lại sử dụng với mục đích loại bỏ những mảng bám ở răng sẽ không có kết quả.
Ngoài ra, các sản phẩm nước súc miệng cũng còn chứa một hàm lượng lớn chất cồn (ethanol) với tỷ lệ thay đổi từ 6 - 27%, tùy vào từng loại. Đó chính là lý do khi súc miệng lâu dài, nước súc miệng có thể gây cảm giác khô, nóng rát ở má trong, nướu, lưỡi. Ngoài ra nó còn làm tăng nguy cơ nhiễm nấm sâu răng các bệnh về nướu, hơi thở hôi, chứng khó nuốt ố răng, làm hỏng những mảng trám răng rối loạn vị giác Đặc biệt, nồng độ chất cồn cao có trong nước súc miệng còn liên quan đến ung thư miệng.
Vì vậy không nên xem việc dùng nước súc miệng hằng ngày là cách bảo vệ răng miệng Điều quan trọng là chải răng đều đặn và đúng cách, thường xuyên sử dụng chỉ nha khoa là cách an toàn nhất để chăm sóc và bảo vệ răng.
- Thực phẩm cực hại nếu cố tình ăn vào buổi tối, nhiều... (Thứ năm, 16:41:09 27/05/2021)
- Đêm nào cũng thức tới gần sáng chơi game, người đàn ông bị... (Thứ Hai, 20:15:05 24/05/2021)
- Những sai lầm trong chế độ ăn uống bạn nên hạn chế mắc... (Thứ bảy, 08:35:09 22/05/2021)
- 5 kiểu dùng điều hòa phổ biến nhưng lại là nguyên nhân chính... (Thứ năm, 16:09:00 20/05/2021)
- Điều sẽ xảy ra với cơ thể bạn khi bạn bỏ bữa sáng (Thứ Hai, 08:35:06 17/05/2021)
- Vừa nằm vừa nghịch điện thoại, người phụ nữ bị đau cổ... (Thứ tư, 21:15:08 12/05/2021)
- Sáng ngủ dậy đừng uống nước lọc theo 2 cách này bởi có... (Thứ năm, 09:30:00 06/05/2021)
- 4 thói quen ăn tối tàn phá sức khỏe, suy giảm tuổi thọ nhưng... (Thứ Ba, 21:30:01 27/04/2021)
- Uống 1 cốc nước này vào buổi sáng bạn sẽ nhận lại được... (Thứ Ba, 09:30:02 27/04/2021)
- Không ngờ 5 thói quen nấu ăn này lại "rước" ung thư... (Chủ nhật, 08:35:04 25/04/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:09 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:07 12/02/2023