Điều chỉnh thói quen sinh hoạt giúp mẹ bầu khỏe hơn

Khi mang thai, chị em nên thay đổi cách sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.

Khi có thai, nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ đòi hỏi cao hơn ở mức bình thường vì thai phụ cần đảm bảo sự cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.

Nhu cầu dinh dưỡng tăng cả về lượng lẫn về chất

Khi được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng thì người mẹ sẽ lên cân tốt, khi đó; mỡ được tích lũy và đây chính là nguồn dự trữ để tạo sữa sau khi sinh. Người mẹ bị thiếu ăn hoặc ăn uống kiêng khem không hợp lý là nguyên nhân chính của suy dinh dưỡng bào thai khiến cho trẻ đẻ ra có cân nặng thấp dưới 2500g, cũng là yếu tố thuận lợi cho một số vấn đề bệnh lý của mẹ như thiếu máu băng huyết khi sinh, tăng huyết áp đái tháo đường

Mức tăng cân hợp lý trong suốt thai kỳ là khoảng từ 10kg - 12kg dinh dưỡng đầy đủ dành cho các bà mẹ mang thai bao gồm các thành phần chất đạm đường, béo chất xơ vitamin khoáng chất… Để đáp ứng nhu cầu về nước ngày càng tăng của cơ thể trong suốt thời kỳ mang thai cần uống khoảng 3 lít nước mỗi ngày. Nên uống nước lọc, nước trái cây, sữa. Tránh các loại đồ uống chứa cafein như cà phê, coca - cola và trà bởi vì chúng rất lợi tiểu và làm cơ thể nhanh mất nước

Đối với lao động ở phụ nữ mang thai

Thai phụ cần lao động nhẹ nhàng, theo khả năng, xen kẽ nghỉ ngơi nhưng không quá nặng nhọc. Ngủ ít nhất 8 giờ/ngày. Mỗi ngày nên bố trí khoảng 1 giờ nghỉ trưa. Nếu đang làm việc thấy người mệt mỏi đau bụng thì cần nằm nghỉ để cơ thể thư giãn. Tập thể dục nhẹ nhàng tránh chuột rút

Không được làm những công việc nặng như: gồng gánh nặng, cày cấy, nhất là những tháng cuối vì có thể dẫn tới đẻ non và sảy thai Không ngâm mình dưới nước (dễ nhiễm lạnh nhiễm khuẩn) hoặc làm việc trên cao (dễ bị tai nạn). Không tiếp xúc với các yếu tố độc hại. Không đi xa, tránh xóc xe hay va chạm mạnh.

Theo BS. Nguyễn Thu Hà

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật