Một số những lợi hại của fluor trong phòng trị sâu răng

Người ta đưa fluor vào nước uống, nước súc miệng, kem đánh răng, viên ngậm... để phòng và trị sâu răng cho cộng đồng. Nhưng khi dùng các sản phẩm có fluor cần lưu ý gì để đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất?

Lợi và hại của fluor

Fluor cùng với calci giúp vào việc kiến tạo men răng (trong thời kỳ hình thành men) đồng thời khi răng đã hình thành thì có vai trò “tái khoáng” phủ một lớp lên bề mặt men răng làm cứng chắc men răng sữa cũng như răng vĩnh viễn răng bị chớm (sún và bị sâu) nên phòng được sâu răng

Nên súc miệng bằng nước có fluor mỗi tuần/lần.

Dùng nước có nồng độ fluor trong khoảng 0,7-1ppm hoặc đảm bảo cung cấp fluor mỗi ngày (tính từ mọi nguồn): trẻ em vừa đủ 0,2mg và người lớn đủ 0,5mg thì răng không bị đổi màu và sâu. Nhận xét này của các chuyên gia là cơ sở fluor hoá nước cũng như tạo các sản phẩm bổ sung fluor phòng sâu răng

Tuy nhiên, fluor cũng có một số tác hại: nếu dùng nước có nồng độ fluor lớn hơn 4ppm sẽ bị nhiễm fluor, 5-8ppm sẽ hại xương (với 10% xơ cứng xương), 50ppm sẽ gây tổn thương tuyến giáp 100ppm làm cơ thể chậm phát triển, 125ppm tổn tương thận và 10-80 mg/ngày sẽ gây cứng khớp. Trong thực tế cũng đã có những nơi như 1.000 dân của một làng ở Phú Yên bị chứng răng đen là do nhiễm fluor trong nước giếng. Lợi và hại của fluor do liều dùng quyết định.

Cách dùng các sản phẩm chứa fluor

Việc đầu tiên là nên dùng nước sạch có nồng độ fluor thích hợp (0,7-1ppm). Nếu dùng nước giếng mà thấy răng bị đen nhiều thì nên kiểm tra lượng fluor trong nước.

Nếu dung dịch nước fluor súc miệng có tỷ lệ fluor cao, khi dùng phải pha loãng theo tỉ lệ hướng dẫn. Khi súc phải ngậm miệng trong 2-3 phút để thuốc có thể ngấm vào răng. Sau khi súc trong vòng 30 phút không nên ăn uống để không làm mất tác dụng của fluor trên mặt răng. Nên súc miệng bằng nước súc miệng có fluor mỗi tuần một lần. Thuốc đánh răng có fluor nên dùng hàng ngày.

Lưu ý: Nước súc miệng hay thuốc đánh răng chỉ tiếp xúc trên mặt láng của răng. Còn mặt nhai vì gồm nhiều hố rãnh dễ bị thức ăn thừa đọng lại dù súc mạnh hay dùng bàn chải có mịn mấy cũng không xen vào hố rãnh được. Trong khi đó, tại hố rãnh răng sẽ bị sâu phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu. Vì thế cần trám dự phòng các hố rãnh ở mặt nhai để phòng sâu răng bắt nguồn tại chỗ này. Trẻ bị sâu nhiều ở hệ răng sữa hoặc sâu ở mặt láng của hệ răng vĩnh viễn thuộc nhóm có nguy cơ cao. Với những trẻ này, cần trám bít các hố rãnh.

Chỉ khi nào trong khẩu phần ăn thiếu fluor mới dùng dạng bổ sung fluor toàn thân (viên, giọt uống). Không dùng cùng lúc hai dạng bổ sung fluor toàn thân (như uống vừa viên vừa giọt). Có thể dùng kết hợp một dạng bổ sung toàn thân và một dạng bổ sung tại chỗ (nước uống nước súc miệng kem đánh răng). Việc dùng dạng bổ sung toàn thân phải có chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật