Nguy hiểm KHÓ LƯỜNG khi cho trẻ dùng gối thảo dược, vỏ đỗ

Nhiều bà mẹ tìm mua gối thảo dược, gối vỏ đỗ về cho trẻ để trẻ ngủ ngon, tránh bệnh tật… thế nhưng loại gối này lại có thể khiến trẻ phát bệnh.

Tá hỏa phát hiện giòi trong gối

Trên một diễn đàn nuôi dạy con một bà mẹ chia sẻ về việc vừa mới mua một bộ gối chặn vỏ đỗ cho con thơm mùi thảo mộc và mùi đỗ xanh rang. Chị cẩn thận tháo gối ra giặt thì phát hiện có con gì đó bò ra. Cảm thấy không yên tâm, chị rạch ruột gối ra thì tá hỏa phát hiện có cả nghìn con bọ bò ra lổm nhổm. Quá sợ hãi, chị vứt luôn cả bộ và vẫn cảm thấy may vì chưa cho con sử dụng.

Mới đây, một bà mẹ 33 tuổi ở Liên Chiểu, Đà Nẵng phản ánh trên báo ĐSPL về việc cho con dùng ga, gối thảo dược do bà nội bé mang về. Bà nói ga gối được độn bằng các loại lá sả, lá chanh, lá đinh lăng… có mùi khiến côn trùng tránh xa, giúp đầu và gáy của bé luôn khô thoáng, không mồ hôi trộm…

Nhưng chỉ được vài hôm thì bé có biểu hiện quấy khóc, sốt, khó chịu. Chị kiểm tra ga gối thì phát hiện mùi hắc, ruột bên trong chủ yếu là bông gòn, có mấy loại lá, cỏ nhưng không rõ là loại gì. Đưa con đi khám, bác sĩ khuyên chị nên vứt bỏ ga, gối thảo dược đi vì đó là nguyên nhân khiến bé bị bệnh.

Có nhiều trường hợp các bà mẹ hoảng hồn khi phát hiện giòi bọ lúc nhúc trong gối thảo dược dùng cho con. Có bé còn bị các nốt đỏ như côn trùng cắn, thậm chí bác sĩ còn tìm thấy 'dị vật' trong tai trẻ giống loại ở trong chiếc gối trẻ đang dùng.

Trẻ phát ốm vì loại gối 'thần thánh'

Không khó để tìm mua các loại gối thảo dược gối vỏ đỗ ngoài chợ hoặc trên mạng. Các bà mẹ tìm mua bởi nghĩ những thứ từ thảo dược sẽ tốt cho sức khỏe của trẻ, giúp trẻ dễ ngủ, chống mồ hôi trộm, ngăn côn trùng không đốt trẻ. Mỗi chiếc gối có giá từ vài chục đến vài trăm, đắt hơn gối thường khá nhiều vì theo lời quảng cáo của người bán hàng thì ruột gối được làm từ các loại lá thảo dược như đinh lăng, ngải cứu, hương nhu thảo quyết minh vỏ đỗ… có mùi thơm tự nhiên, tốt cho sức khỏe

Ga, gối thảo dược được chia làm nhiều loại tùy theo mục đích và giá cả. Gối đuổi muỗi, gối làm mát đầu, chống mồ hôi trộm gối giúp trẻ ngủ sâu giấc, không giật mình thậm chí có cả loại gối giúp trẻ… thông minh. Tùy theo giá cả mà có loại gối may cẩu thả, đóng gói sơ sài, không có thông tin sản phẩm, loại thì được đóng bao bì đến loại được hút ép chân không, đóng gói cẩn thận Tuy nhiên, không phải người bán hàng nào cũng hiểu được công dụng của sản phẩm, họ cho rằng cứ thảo dược là tốt và dùng được cho tất cả mọi người, kể cả trẻ em

Theo lương y Nguyễn Thị Quế (Hội Đông y Đà Nẵng) cho biết trên báo ĐSPL việc cho trẻ sử dụng sản phẩm thảo dược không hoàn toàn chính xác và có tác dụng như lời quảng cáo, thậm chí còn gây hại cho trẻ nếu khâu làm gối, các loại thảo dược sử dụng không được đảm bảo. Thảo dược rất dễ hỏng nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận và sẽ bị ẩm mốc, mất tác dụng. Đặc biệt, trẻ nhỏ nằm gối bị nấm mốc lẫn tạp chất sẽ bị lây nhiễm bệnh khó chịu trong người hoặc bị dị ứng

Bên trong ruột rối thảo dược mà một bà mẹ đã mua về cho trẻ để tránh côn trùng đốt

Bên trong ruột rối thảo dược mà một bà mẹ đã mua về cho trẻ để tránh côn trùng đốt 

Cơ thể trẻ nhỏ rất nhạy cảm và sức đề kháng yếu nên việc sử dụng thảo dược không đúng sẽ khiến trẻ mắc bệnh. Gối thảo dược thường có mùi hắc khiến trẻ khó chịu. Da trẻ nhạy cảm nên các loại lá có thể khiến da bị kích ứng mẩn ngứa Hay như gối bằng vỏ đậu xanh sẽ khá cứng và khó chịu với đầu trẻ, khiến trẻ ngủ không ngon, hay quấy khóc.

Sử dụng an toàn

Cha mẹ thường luôn muốn dành những điều tốt nhất cho con cái nhưng sự thiếu hiệu biết hoặc chủ quan lại gây ra những rắc rối cho trẻ. Thảo dược tốt cho sức khỏe nhưng dùng làm sao để tốt, hiệu quả và an toàn thì không phải cha mẹ nào cũng biết, dùng không tốt có thể gây hại.

Gối vỏ đỗ cũng được nhiều mẹ lựa chọn nhưng cần lưu ý đến việc vệ sinh gối thường xuyên

Gối vỏ đỗ cũng được nhiều mẹ lựa chọn nhưng cần lưu ý đến việc vệ sinh gối thường xuyên 

Trẻ sơ sinh không cần bất kỳ loại gối nào, đặc biệt càng không nên dùng ga, gối thảo dược vì các cơ quan cơ thể đều vô cùng nhạy cảm và yếu.

Với trẻ lớn vẫn có thể dùng gối thảo dược vỏ gối, nhưng cha mẹ cần lưu ý những điểm sau:

- Tuyệt đối không sử dụng loại thảo dược, vỏ gối đã bị ẩm mốc, có mùi lạ.

- Vỏ đỗ, thảo dược không được phơi sấy kỹ, bảo quản đúng quy trình có thể sẽ chứa sâu bọ, công trùng, giòi… Sau một thời gian, có khi chỉ một vài ngày, trẻ sẽ có biểu hiện ngứa ngáy mất ngủ rôm sẩy, hoặc có vấn đề hô hấp… Vì vậy, luôn phải chú ý quan sát, kiểm tra ruột gối.

- Chọn mua những sản phẩm có thương hiệu rõ ràng, uy tín, đảm bảo. Khi sử dụng phải thường xuyên vệ sinh, giặt giũ gối, phơi ruột gối ra nắng thường xuyên.

- Lựa chọn vỏ gối mềm mại, chất liệu thấm mồ hôi, thoáng khí.

- Khi trẻ có biểu hiện mẩn đỏ, ngứa ngáy phải dừng ngay lập tức.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật