Ăn nhiều cơm dễ bị đái tháo đường? Nguyên nhân do đâu mà dẫn đến tình trạng như vậy?

Tôi nghe nói ăn nhiều cơm sẽ dẫn đến bị bệnh đái tháo đường. Mỗi ngày tôi ăn 3 bữa, mỗi bữa 2-3 bát cơm thì có nguy cơ mắc bệnh không? Xin bác sĩ tư vấn giúp.

Đỗ Thị Kiểm (Bình Phước)

Bệnh tiểu đường là sự rối loạn trao đổi chất và lượng đường huyết Theo các nhà khoa học thì bệnh tiểu đường có nguy cơ di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cụ thể ở hai loại tiểu đường type 1 và type 2.

Đái tháo đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucid (tinh bột) do thiếu insulin tương đối hoặc tuyệt đối. Bệnh được đặc trưng bởi sự tăng glucose máu. Có hai thể bệnh chính là đái tháo đường typ I và đái tháo đường typ II.

Đái tháo đường typ I là do thiếu insulin tuyệt đối, bệnh xuất hiện sớm, phải điều trị bằng insulin suốt đời. Đái tháo đường typ II thường do thiếu insulin do đó insulin không chuyển hóa hết glucid đưa vào cơ thể qua chế độ ăn Trong trường hợp đó nếu ăn nhiều đồ ngọt tinh bột (cơm, mì ngũ cốc ) có thể dẫn tới tăng đường máu.

Trường hợp của chị, để tầm soát bệnh đái tháo đường cần xét nghiệm đường máu lúc đói định kỳ và có chế độ ăn phù hợp. Nếu thể trạng bình thường, xét nghiệm đường máu định kỳ kết quả bình thường, công việc cần nhiều năng lượng thì chị không cần điều chỉnh lượng cơm ăn vào. Nếu công việc không cần nhiều năng lượng, chị có thể giảm tinh bột trong chế độ ăn, tăng cường rau và quả. Nếu thể trạng béo, chị cũng nên giảm bớt tinh bột trong chế độ ăn, tăng cường vận động và giảm cân nặng.

Để giúp kiểm soát tốt nhất bệnh đái tháo đường chị nên đến bệnh viện để được bác sĩ khám và tư vấn cụ thể.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật