Chỉ cần ăn một miếng những món này tương đương với nuốt 6000 con vi khuẩn vào bụng mình

Trước khi y học chưa phát triển, trong xã hội thường xuyên xuất hiện nhiều căn bệnh lạ không rõ nguyên nhân. Vốn dĩ là một người khỏe mạnh bỗng dưng phát bệnh nặng, thậm chí còn tử vong.

Những dấu hiệu này là do “bệnh từ miệng mà ra”, những người mắc bệnh thường ăn những đồ ăn chưa được làm sạch nên mới gây nên tình trạng như vậy.

Có những món ăn chỉ cần ăn một miếng là đã có hàng trăm hàng ngàn con ký sinh trùng chui vào cơ thể, nếu không kiểm tra kịp thời sẽ gây nên hậu quả vô cùng đáng sợ. Sau đây là 6 món ăn rất dễ ẩn chứa nhiều ký sinh trùng, đặc biệt trong dịp Tết này các chị em nên để ý cẩn thận tránh hại cả nhà!

Thịt bò thường chứa ký sinh trùng sán dây, màu trắng đục, thân dẹt phẳng

Thịt bò thường chứa ký sinh trùng sán dây, màu trắng đục, thân dẹt phẳng

Thịt bò tái

Những miếng bò bít tết chín bên ngoài, đỏ hồng bên trong nhìn thật hấp dẫn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe ăn bò tái là cách nhanh nhất đưa ký sinh trùng vào cơ thể thịt bò thường chứa ký sinh trùng sán dây, màu trắng đục, thân dẹt phẳng, có nhiều đốt, có chiều dài từ 4-8 mét. Loại ký sinh trùng này gây hại khôn lường cho sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, nếu muốn ăn thịt bò tái thì tốt nhất nên để nó chín đến 8, 9 phần.

Tôm

Hãy nhớ rằng phải chế biến tôm thật chín kỹ kẻo mang theo hàng nghìn ký sinh trùng vào cơ thể.

Hiện nay do nguồn nước bị ô nhiễm nên tôm được xem là một trong số các loại hải sản bị nhiễm ký sinh trùng với tỉ lệ cao. Khi chúng ta ăn tôm chưa được nấu chín kỹ ký sinh trùng đi theo món ăn nhanh chóng vào cơ thể, đặc biệt là loài sán lá phổi Khi vào cơ thể, sán lá phổi sẽ tiếp cận nhanh vào phổi và ký sinh trong đó khiến người nhiễm bệnh Biểu hiện khi bị nhiễm ký sinh trùng này là đau ngực ho thậm chí là ho ra máu nghiêm trọng hơn có thể gây chảy máu vùng phổi.

Lươn

Lươn là món ăn bổ dưỡng, tuy nhiên nếu các mẹ không nấu chín kỹ chẳng hạn như ăn lẩu, chỉ nhúng sơ qua thì đây chính là món ăn mang nhiều ký sinh trùng vào cơ thể. Do đặc điểm môi trường sống trong vùng nước đọng lâu ngày là điều kiện thuận lợi khiến lươn bị nhiễm ký sinh trùng. Khi vào thời điểm mùa sinh của ký sinh trùng, tỉ lệ nhiễm trùng của lươn có thể lên tới hơn 50%. Lươn được xem là loài có tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng cao, đặc biệt là ấu trùng giun tròn. Khi ấu trùng này xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ nhanh chóng tấn công lên vùng mắt, gây mù lòa

Ốc

Rất nhiều người đặc biệt yêu thích các món ăn chế biến từ ốc. Tuy nhiên, nếu luộc ốc chưa chín, người ăn rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng giun ống. Sau khi bị nhiễm, ký sinh trùng giun ống này có thể xâm nhập vào não, gây ra bệnh viêm màng não Ốc đồng sống trong môi trường ao hồ đầm lầy nước đọng, dễ bị ô nhiễm nên không chỉ chứa ký sinh trùng giun ống mà còn chứa rất nhiều loại ký sinh trùng khác. Ghê sợ hơn, mỗi con ốc có thể chứa từ 3.000 – 6.000 ký sinh trùng giun ống. Vì thế các chuyên gia khuyến cáo, nếu ăn ốc, phải nấu thật chín chứ tuyệt đối không nên ăn ốc chín tái.

Rất nhiều người đặc biệt yêu thích các món ăn chế biến từ ốc

Rất nhiều người đặc biệt yêu thích các món ăn chế biến từ ốc

Hạt dẻ nước

Lý do là hạt dẻ nước thuộc loại sinh vật sống trong nước nên rất dễ sản sinh ký sinh trùng bên trong, nếu không rửa sạch mà trực tiếp ăn thì ký sinh trùng sẽ trực tiếp chui vào cơ thể chúng ta. Do các loài ký sinh trùng này tập trung chủ yếu trên vỏ hạt dẻ nên khi nấu, chúng ta nhất định phải làm sạch vỏ bên ngoài, sau đó dùng nước nóng để bóc vỏ, tuyệt đối không được dùng răng để lột vỏ.

Lẩu thịt dê

Nếu khi ăn lẩu, thịt dê chưa được nấu chín sẽ có khả năng nhiễm khuẩn vào người rất cao.

Những loài vật thuộc động vật có vú và thuộc họ nhà chim thì đều có khả năng bị nhiễm ký sinh trùng. Hơn nữa, nguồn lây nhiễm chủ yếu của con người đến từ các món thịt mà chúng ta ăn hàng ngày. Nếu khi ăn lẩu, thịt chưa được nấu chín sẽ có khả năng nhiễm khuẩn vào người rất cao.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật