Rau muống có tác dụng gì - Món ăn, bài thuốc từ rau muống

Rau muống có tác dụng gì? Rau muống không chỉ là loại rau quen thuộc trong các bữa ăn của gia đình Việt Nam, những món ngon từ rau muống không chỉ kích thích vị giác mà con có tác dụng trọng điều trị một số bệnh. Để hiểu cụ thể hơn, sau đây chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Rau muống có tác dụng gì - Món ăn, bài thuốc từ rau muống

Rau muống có tên khoa học là Ipomoea aquatica Forsk thuộc họ khoai lang có tài liệu gọi là họ bìm bìm (Convolvulaceae).

Người ta đã phân tích thành phần dinh dưỡng của rau muống là protein 2,7g canxi 85mg phospho 31 5mg sắt 1 2mg vitamin C 20g vitamin B2 caroten acid nicotic nicotic đặc biệt trong giống rau muống đỏ chứa một chất giống như insulin nên đối với người mắc bệnh đái tháo đường ăn thường xuyên rau muống đỏ là rất tốt, có thể cải thiện bệnh chứng...

Rau muống có tác dụng gì?

Rau muống có tác dụng gì? 

Theo y học cổ truyền, rau muống có tính mát, vị ngọt, giúp giải nhiệt giải độc nhuận tràng... Dưới đây là một số công dụng của rau muống: 

1. Trị trẻ nóng nhiệt ra mồ hôi mùa hè: Lấy rau muống 100g, mã thầy 500g, sắc lấy nước cho trẻ uống thay nước trong ngày.

2. Thanh nhiệt lương huyết cầm máu chữa tâm phiền chảy máu mũi lưỡi đỏ rêu vàng khát nước mát ù tai chóng mặt: Rau muống 150g cúc hoa 12g, đun sôi 20 phút lọc lấy nước (có thể cho chút đường hòa vào cùng uống trong ngày).

3. Chữa kiết lỵ mùa hè: Lấy 400g cọng rau muống tươi, vỏ quýt khô lâu năm một ít, nấu nhỏ lửa trong nhiều giờ, lấy nước uống trong ngày.

4. Ngộ độc thức ăn: Lấy rau muống một nắm giã vắt lấy nước cốt uống, nếu nặng mất nước nhiễm độc phải đi viện cấp cứu ngay.

5. Trị đau dạ dày, nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng: Rau muống 20g rau má 20g rau sam 16g, cỏ mực 20g, vỏ quýt 12g, tất cả sao qua cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc nhỏ lửa còn 250ml, chia 2 lần uống lúc đói.

Nước ép rau muống điều trị đau dạ dày

Nước ép rau muống điều trị đau dạ dày

6. Trị tiểu đường: Rau muống đỏ 60g râu ngô 30g, sắc lấy nước uống trong ngày, cần uống một thời gian dài.

7. Chữa đẹn trong miệng hoặc lở loét miệng trẻ em: Rau muống tươi 100g, củ hành lá tươi 50g, nấu canh lấy nước cho trẻ uống.

8. Lở ngứa ngoài da, zona: Lấy ngọn rau muống, lá vòi voi mỗi thứ một nắm giã nhuyễn với ít muối đắp lên vết thương.

9. Rôm sảy, mẩn ngứa, thủy đậu: Rau muống tươi một nắm to, rửa sạch nấu lấy nước xoa, rửa, tắm.

10. Trị quai bị: Lấy rau muống 200-400g, luộc ăn cả cái lẫn nước, có thể pha chút đường vào nước mà uống. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật