Cây dâu tằm - Tác dụng dược lý tuyệt vời từ dâu tằm nhiều người chưa biết

Cây dâu tằm

Dâu tằm là loại cây quen thuộc lá dùng để cho tằm ăn còn quả thường dùng để ngâm rượu ngâm siro uống rất ngon. Tuy nhiên chúng còn được ứng dụng trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh nếu ai không biết thì quá uổng phí.

Cây dâu tằm có tên khoa học là Morus alba L., Họ Dâu tằm – Moraceae hay cây dâu còn được gọi là cây Tầm tang, Mạy môn (Thổ), Dâu cang (Mèo) hay đơn giản hơn, ngày xưa loại cây này thường được dùng lấy lá cho tằm ăn nên gọi luôn là dâu tằm.

Đặc điểm thực vật, phân bố của cây dâu: Cây Dâu thân gỗ có thể cao tới 15m. Lá mọc so le, hình bầu dục, nguyên hoặc chia thành 3 thùy, có lá kèm, đầu lá nhọn hay hơi tù, mép có răng cưa to.

Hoa đơn tính, khác gốc, hoa đực mọc thành bông có 4 lá đài, 4 nhị; hoa cái cũng mọc thành bông hay thành khối hình cầu, có 4 lá đài. Quả bế bao bọc trong các lá đài mọng nước thành 1 quả phức (quả kép) màu đỏ, khi quả già chín có màu đen sẫm. Cây dâu được trồng khắp nơi ở Việt Nam.

Tác dụng của cây dâu tằm: Lá dâu tươi hoặc khô, vỏ rễ dâu màu trắng, phơi khô, quả dâu, cành dâu, tầm gửi trên cây dâu, tổ bọ ngựa trên cây dâu, sâu dâu đều có thể được dùng làm thuốc.

Cây dâu tằm trị nhiều bệnh như đái dầm, sinh lý nam giới

Cây dâu tằm trị nhiều bệnh như đái dầm, sinh lý nam giới

Tác dụng dược lý của cây dâu tằm

Tang bạch bì (vỏ rễ) vị ngọt mát, làm thuốc lợi tiểu chữa ho lâu ngày ho có đờm và chữa sốt.

Tang diệp (lá dâu) vị ngọt, đắng, mát: Chữa sốt, cho ra mồ hôi cảm mạo an thần, tiêu đờm huyết áp cao.

Tang thầm (quả dâu) vị ngọt bổ thận sáng mắt, giúp sự tiêu hóa chữa bệnh ngủ kém, râu tóc bạc sớm

Tang ký sinh (cây mọc ký sinh trên cây dâu): Đổ gan thận chữa đau lưng đau mình, an thai.

Tang phiêu tiêu (tổ bọ ngựa trên cây dâu) lợi tiểu, chữa đi tiểu nhiều lần di tinh liệt dương trẻ con đái dầm

Sâu dâu chữa bệnh trẻ con bị đau mắt nhiều nhử, nhiều nước mắt.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật