Vị thuốc quý tàm sa và dạ minh sa không nhiều người biết

Trong kho tàng dược liệu cổ truyền, không chỉ nhiều loài động vật được dùng làm thuốc mà các "chất thải" của nó cũng có giá trị chữa bệnh. Chúng tôi xin giới thiệu một số vị thuốc được dùng trong Ðông y từ phân tằm và phân dơi với tên thuốc là tàm sa và dạ minh sa.

Tàm sa

Tàm sa (Faeces bombycum) là phân con tằm ăn lá dâu (Bombix mori L.) Trong phân tằm có clorophyl (diệp lục tố) heterauxin (kích tố thực vật) histidin protit vitamin A B... Để làm thuốc người ta lấy phân tằm, sàng bỏ các cuống và gân lá dâu, rơm rác, phơi cho khô se rồi sao nhỏ lửa tới khô vàng.

Theo Đông y, phân tằm có vị ngọt, cay, tính ôn, không độc, quy kinh can, tỳ, vị, có công năng khứ phong, táo thấp. Dùng trị các chứng bệnh:

Tàm sa

Tàm sa 

Đái tháo đường: Tàm sa 40 g, sắc uống nhiều lần trong ngày, uống nhiều ngày. Những người có tính nhiệt, dùng thận trọng.

Bán thân bất toại (đau tê bại nửa người): Tàm sa 300g  sao nóng, bọc vào mảnh vải mỏng, chườm nơi tê đau hết nóng lại sao lại, làm nhiều lần. Đồng thời có thể ăn gạo nếp nấu với thận dê, ngày một quả.

Băng huyết: Tàm sa tán nhỏ, ngày uống 15g sau bữa ăn với nước ấm.

Dạ minh sa

Dạ minh sa hay thiên thử phẩn (Faeces vespertiliorum) là phân của con dơi. Phân dơi thường tập trung thành từng lớp dầy trong các hang, động hoặc các nơi đình, miếu có dơi trú ngụ.

Dạ minh sa

Dạ minh sa

Trong phân dơi có vitamin A, ure... Lấy phân dơi phơi hoặc sấy khô. Khi dùng cần rây qua cỡ rây Mắt nhỏ để loại tạp chất rồi sao nhỏ lửa cho khô, thơm.

Theo Đông y, dạ minh sa có vị cay, tính hàn, không độc, quy kinh can, có công năng hoạt huyết. Dùng trị các trường hợp do can hỏa vượng, gây mắt đau đỏ, thong manh quáng gà mắt khô mờ

Bài thuốc: dạ minh sa 5g thảo quyết minh 10g, cốc tinh thảo (cỏ dùi trống) 6g, mật mông hoa 6g cam thảo 3g, sắc uống, ngày một thang. Uống 2 - 3 tuần liền.

Cũng có thể phối hợp với mật lợn (lượng bột dạ minh sa vừa đủ cho lượng dịch mật của một cái mật lợn), làm viên hoàn nhỏ, dùng cho trẻ bị quáng gà Liều dùng chung  3 - 6g dưới dạng thuốc sắc hay viên hoàn. Những cơ địa hư hàn không nên dùng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật