Cần cẩn trọng khi dùng atenolol trị bệnh về tim mạch

Atenolol tôi là một trong những thuốc được dùng để trị bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, đau thắt ngực mạn tính ổn định, nhồi máu cơ tim sớm (trong vòng 12 giờ đầu) và dự phòng sau nhồi máu cơ tim, loạn nhịp nhanh trên thất.

Nếu đi khám bệnh được bác sĩ kê đơn dùng atenolol tôi, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng (liều lượng được bác sĩ cân nhắc trong từng trường hợp bệnh và trên từng người bệnh cụ thể), số lần dùng trong ngày và dùng thuốc đều đặn… Ở người tăng huyết áp atenolol tôi làm giảm một cách có ý nghĩa huyết áp cả ở tư thế đứng lẫn tư thế nằm. Ðể điều trị tăng huyết áp nếu cần, có thể kết hợp atenolol với thuốc chống tăng huyết áp khác, chủ yếu là thuốc lợi niệu và/hoặc thuốc giãn mạch ngoại biên.

Đối với những người có bệnh mắc kèm, ví như hen phế quản bệnh phổi tắc nghẽn…, phải cho bác sĩ biết khi khám bệnh bởi những trường hợp như vậy nếu phải dùng tôi bác sĩ sẽ cân nhắc và theo dõi cẩn trọng. Trong quá trình dùng thuốc người bệnh cần phối hợp với bác sĩ theo dõi các tác dụng phụ bất lợi có thể xảy ra. Thường gặp nhất là mệt mỏi yếu cơ cảm giác lạnh hoặc ớn lạnh các đầu chi; tiêu chảy buồn nôn… Một số người còn bị rối loạn giấc ngủ giảm tình dục hoặc chóng mặt nhức đầu… khi dùng atenolol tôi nữa. Nếu người bệnh gặp các biểu hiện trên hoặc bất thường nào khác, cần thông báo cho bác sĩ biết để được xử lý thích hợp, kịp thời nhé.

Trong trường hợp định ngừng điều trị thuốc, phải ngừng từ từ trong vòng 7 - 10 ngày vì nếu không cơn đau thắt ngực có thể phát triển hoặc xấu đi với nguy cơ gây nhồi máu cơ tim Nếu dùng thuốc trước khi phẫu thuật, cần phải ngừng hoàn toàn ít nhất 48 giờ trước khi phẫu thuật, trừ những trường hợp đặc biệt như nhiễm độc tuyến giáp hoặc u tế bào ưa crom (theo chỉ định của bác sĩ). Atenolol tôi có thể làm nặng thêm những bệnh về tuần hoàn như bệnh Raynaud nên cũng rất thận trọng dùng trong những trường hợp này.

Trong trường hợp người bệnh dùng tôi quá liều, biểu hiện thường thấy như ngủ lịm, rối loạn hô hấp thở khò khè ngừng xoang, chậm nhịp tim hạ huyết áp co thắt phế quản cần được đưa đi cấp cứu kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật