Lạm dụng thuốc chứa corticoid: Hậu quả khó khắc phục
Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng loại thuốc này rất cao trong cộng đồng nhưng vẫn có không ít người dùng bừa, dùng theo lời mách bảo dẫn đến những hậu quả khó khắc phục.
Dùng bừa và hậu quả nhãn tiền
Chị Nguyễn Thị H. (ở Lào Cai) rất hối hận khi không tìm hiểu kỹ loại thuốc có chứa cortioid đã dùng cho con gái và để lại hậu quả nặng nề. Chẳng là, con gái chị bước vào tuổi dậy thì trên mặt cháu xuất hiện nhiều mụn trứng cá gây mất thẩm mỹ. Nghe theo lời bạn bè mách bảo, chị đã mạo hiểm dùng một loại kem bôi mặt cho cháu.
Thời gian đầu mụn trứng cá giảm rõ rệt da mặt cháu nhẵn hơn, đẹp hơn nhưng càng dùng, chị càng thấy những dấu hiệu lạ trên mặt con như: da mỏng, mong manh, các lớp sâu của da teo mỏng, khiến cho da lỏng lẻo và dễ nhăn.
Chị hốt hoảng cho con đi khám thì bác sĩ cho biết đây là dấu hiệu teo da do tế bào bị ức chế khả năng sinh sản trong thời gian sử dụng corticoid bôi và có điều trị thì da cũng rất chậm mới có thể trở lại như xưa. Không chỉ chị H. mà còn rất nhiều chị em phụ nữ sử dụng mỹ phẩm có corticoid và bị lệ thuộc vào thuốc bởi nếu không dùng thì da trở nên già cỗi, sần sùi, nhiều nếp nhăn
Tác dụng phụ của thuốc corticoid bôi ngoài da
Bất kỳ một loại kem nào chứa nhóm thuốc corticoid đều có thể gây ra khá nhiều tác dụng phụ tùy theo liều lượng.
Tác dụng phụ trên da: Xuất hiện trứng cá hoặc tổn thương da dạng trứng cá rạn da giãn mạch rậm lông làm chậm liền vết thương, bùng phát nhiễm khuẩn nấm virut… là những tác dụng phụ thường gặp nhất khi bôi các thuốc có chứa coricoid. Đối với loại corticoid có hoạt tính mạnh có thể gây teo da (nhất là khi bôi ở những vùng da mỏng, có nếp gấp).
Các tác dụng phụ sẽ càng nặng hơn nếu bôi thuốc mà băng bịt kín lâu dài và không có sự theo dõi, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Thuốc có thể làm mỏng da bởi vì khi sử dụng kem chứa corticoid quá nhiều sẽ khiến lớp da bị mỏng đi, mất khả năng chống chọi lại những xâm nhập từ môi trường như khói, bụi, tia cực tím…
“Nghiện thuốc”: Một số trường hợp do dùng nhiều kem chứa corticoid sẽ gây nghiện cho da (nếu không sử dụng tiếp bệnh sẽ không lành khi dùng loại thuốc khác, nhưng nếu tiếp tục sử dụng da sẽ làm cho da hoàn toàn mất khả năng đề kháng), đồng thời có thể làm da dễ bong tróc, sẽ lặp đi lặp lại do lúc này sức đề kháng của da đã giảm, mất sự chống đỡ và lâu dần sẽ lão hóa (teo da) với tốc độ rất nhanh. Vì vậy, việc phục hồi da khi đã sử dụng corticoid là rất khó khăn và càng sử dụng lâu càng khó phục hồi.
Đối với mắt: Kem bôi trên mặt có khả năng di chuyển đến vùng mắt làm mỏng giác mạc dẫn đến giảm thị lực và ảnh hưởng chức năng nhìn của mắt do corticoid trong kem bôi da có thể làm mỏng giác mạc Các tác dụng phụ này sẽ làm cho bệnh nặng hơn, gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị tiếp theo vì chúng gây biến đổi hình thái lâm sàng và khả năng đáp ứng với điều trị của bệnh
Tác dụng với toàn cơ thể: Mặc dù kem bôi da nhưng corticoid vẫn có thể ngấm vào máu đi khắp cơ thể gây tác dụng phụ cho toàn thân nếu lạm dụng, vì vậy có thể làm tăng đường huyết (nếu người bị đái tháo dường, bệnh sẽ tăng lên), làm tăng huyết áp (sẽ nguy hiểm cho người đang bị huyết áp cao), tăng chuyển hoá đạm, chất béo, giữ nước muối khoáng nên gây phù hoặc làm loãng xương…
Dùng kem bôi ngoài da nên lưu ý
Khi có bệnh ngoài da hoặc dự định dùng kem bôi ngoài da nên có ý kiến của bác sĩ da liễu. Để hạn chế tối đa tác dụng phụ của corticoid cần sử dụng đúng chỉ định, đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh. Bởi vì, nếu sợ tác dụng phụ, bôi thuốc quá ít sẽ kém hoặc không có tác dụng, nhưng bôi quá nhiều sẽ lãng phí và nguy cơ tác dụng phụ do thuốc gây ra sẽ lớn hơn.
Cần tuân theo chỉ định của bác sĩ vì các vùng da khác nhau có đặc điểm giải phẫu khác nhau và khả năng hấp thu thuốc cũng khác nhau (da dày, mỏng, mềm, ẩm…), vì thế bác sĩ sẽ dựa vào đặc điểm giải phẫu này để chỉ định dùng thuốc phù hợp. Khi bôi thuốc tránh bôi trên một vùng da rộng (đặc biệt với loại có hoạt tính mạnh và cực mạnh) vì dễ gây biến chứng toàn thân.
- Phát hiện thêm tác dụng ngỡ ngàng từ thuốc Viagra (Thứ Hai, 09:11:08 27/07/2020)
- Mùa hè trẻ dễ mắc các bệnh lý hô hấp, có nên dùng thuốc... (Thứ Ba, 09:33:03 07/07/2020)
- Những ảnh hưởng tiêu cực của Aspirin tới cơ thể nên chú ý (Thứ năm, 14:50:06 28/02/2019)
- Những cách dùng viên aspirin - pH8 chưa đúng nên sửa ngay (Thứ năm, 13:00:09 28/02/2019)
- Mối nguy khi cha mẹ làm bác sĩ cho con nhiều người bỏ qua (Thứ Hai, 13:37:02 25/02/2019)
- Nên dùng ampicillin ở dạng phối hợp đúng hay không? (Thứ tư, 16:25:02 20/02/2019)
- Aspirin có tác dụng như thế nào với cơ thể con người? (Thứ Hai, 14:15:06 18/02/2019)
- Ghi nhớ đặc biệt khi dùng clopidogrel tránh nguy hại cơ thể (Thứ Hai, 09:40:09 18/02/2019)
- Cảnh báo: Khi dùng aceclofenac cần biết những điều này! (Thứ bảy, 16:55:05 16/02/2019)
- Ðiều cần biết khi dùng calcitonin tránh nguy hại cơ thể (Thứ bảy, 16:30:08 16/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023