Cách dùng thuốc kali iodid chữa cường giáp hiệu quả

Kali iodid là loại thuốc trị cường giáp (tên khoa học là potassium iodide), hiện có các dạng như dung dịch uống, siro, viên nén, viên bao tan trong ruột… Ở người bệnh cường giáp, kali iodid làm giảm nhanh các triệu chứng bằng cách ức chế giải phóng hormon giáp vào tuần hoàn.

Tác dụng của kali iodid trên tuyến giáp bao gồm giảm phân bố mạch máu làm chắc mô tuyến, co nhỏ kích thước tế bào, tái tích lũy chất keo trong các nang và tăng iod liên kết. Những tác dụng này có thể tạo thuận lợi cho việc cắt bỏ tuyến giáp, nếu dùng thuốc trước khi phẫu thuật.  

 

Nếu uống trước và sau khi dùng các đồng vị iod phóng xạ, kali iodid bảo vệ được tuyến giáp bằng cách ngăn cản thu nạp đồng vị phóng xạ. Nếu dùng kali iodid đồng thời với tiếp xúc phóng xạ, tác dụng bảo vệ xấp xỉ 97%. Nếu dùng  kali iodid 12 và 24 giờ trước khi tiếp xúc phóng xạ thì tác dụng bảo vệ tương ứng là 90% và 70%. Tuy nhiên, nếu dùng kali iodid 1 và 3 giờ sau khi tiếp xúc phóng xạ thì tác dụng bảo vệ tương ứng là 85% và 50%. Nếu uống sau 6 giờ thì tác dụng bảo vệ không đáng kể.

Tác dụng của kali iodid trên chức năng tuyến giáp thường xuất hiện trong vòng 24 giờ và đạt tối đa sau 10 - 15 ngày điều trị liên tục. Tuy nhiên thuốc không kiểm soát được hoàn toàn các biểu hiện của chứng cường giáp và tác dụng của thuốc giảm đi sau một thời gian.

Không dùng thuốc cho người có tiền sử mẫn cảm với kali iodid; người đang bị viêm phế quản cấp. Sử dụng kali iodid thời gian ngắn với liều thấp, thường ít gây tác dụng không mong muốn, nhưng khi điều trị dài ngày, độc tính của kali iodid có thể xảy ra. Thường gặp như tiêu chảy, buồn nôn, nôn đau dạ dày Ngoài ra, có thể nổi mày đay Khi dùng kéo dài có thể thấy đau đầu nặng (nhưng hiếm gặp), tăng tiết nước bọt, nóng bỏng miệng, vị kim loại đau răng lợi, lở loét da… Khi tác dụng không mong muốn xảy ra, cần ngừng điều trị.

Cần thận trọng khi dùng iod hoặc muối iod cho trẻ em, người bệnh trên 45 tuổi có hoặc không có bướu cổ có nhân đặc biệt dễ bị tăng năng giáp (Basedow - hóa do iod) khi bổ sung iod.  

 

Do đó phải giảm liều và không được dùng iod dầu. Khi dùng dạng viên bao tan trong ruột phải hết sức thận trọng, vì dạng thuốc này có thể gây thương tổn ruột non làm cho ruột tắc nghẽn, xuất huyết, thủng và tử vong  

Không dùng thuốc cho người mang thai phụ nữ cho con bú. Bảo quản thuốc dưới 400C, tốt nhất là trong khoảng 15 - 300C, trong lọ hoặc hộp kín, tránh ánh sáng. Hiện tượng kết tinh có thể xảy ra trong dung dịch kali iodid uống, ở điều kiện bảo quản bình thường, đặc biệt khi để trong tủ lạnh; tuy nhiên, làm ấm và lắc, tinh thể sẽ tan trở lại. Kali iodid bị ôxy hóa có thể giải phóng iod tự do làm cho dung dịch chuyển màu vàng nâu. Nếu dung dịch bị chuyển màu phải vứt bỏ không được dùng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật