Kháng sinh điều trị giang mai và những lưu ý khi dùng thuốc

Kháng sinh điều trị giang mai là phương pháp chữa bệnh cơ bản nhất được áp dụng phổ biến cả ở Việt Nam và trên thế giới. Thuốc kháng sinh điều trị bệnh giang sẽ được bác sĩ chỉ định căn cứ vào mức độ bệnh và đối tượng mắc bệnh. Mọi trường hợp tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh giang mai khi chưa đi thăm khám vì có thể khiến bệnh nặng hơn. 

Nguyên tắc điều trị kháng sinh điều trị giang mai

- Điều trị sớm và đủ liều để khỏi bệnh, ngăn chặn bệnh lây lan, đề phòng bệnh tái phát và các biến chứng của bệnh giang mai gây ra.

- Điều trị bệnh giang mai kết hợp cho cả đối tác để tránh lây nhiễm ngược trở lại.

- Điều trị đúng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

- Tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai (chủ yếu xảy ra trong giai đoạn săng giang mai)

Kháng sinh điều trị giang mai giúp tiêu diệt xoắn khuẩn

Kháng sinh điều trị giang mai giúp tiêu diệt xoắn khuẩn

- Tác dụng của thuốc càng cao khi điều trị bệnh càng sớm vì lúc này xoắn khuẩn giang mai đang ở giai đoạn phân chia và phát triển mạnh. Ngược lại, nếu điều trị bệnh giang mai ở giai đoạn muộn thì tác dụng của thuốc cũng giảm đi nhiều. Chính vì thế, liều lượng thuốc kháng sinh điều trị bệnh giang mai ở giai đoạn muộn cũng phải tăng lên so với giai đoạn sớm.

- Vì thuốc có tác dụng ức chế sự phát triển của xoắn khuẩn giang mai nên loại thuốc kháng sinh chậm tiêu là lựa chọn thích hợp nhất cho bệnh nhân mắc bệnh giang mai.

Phác đồ kháng sinh điều trị giang mai

- Điều trị bệnh giang mai giai đoạn 1: thuốc kháng sinh tiêm bắp liều duy nhất, chia 2 lần.

- Điều trị bệnh giang mai giai đoạn 2 (Giang mai giai đoạn kín sớm): Thuốc kháng sinh với liều cao gấp đôi tiêm bắp trong 2 tuần liên tiếp.

- Điều trị giang mai giai đoạn 3, giang mai ở phụ nữ có thai, giang mai kín muộn: Kháng sinh điều trị giang mai với liều lượng tăng gấp đôi so với giai đoạn 2, tiêm bắp trong 4 tuần liên tiếp.

- Điều trị giang mai bẩm sinh (Giang mai ở trẻ sơ sinh): Tùy theo độ tuổi và cân nặng của bé mà bác sĩ sẽ chỉ dẫn sử dụng thuốc đặc trị bệnh giang mai hợp lý.

Lưu ý

- Trong trường hợp bệnh nhân dị ứng với thuốc, bệnh nhân là phụ nữ mang thai trẻ nhỏ cần có sự tư vấn và chỉ định rõ ràng của bác sĩ (Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm), tránh tình trạng dùng thuốc bừa bãi hoặc sử dụng kháng sinh điều trị giang mai của những cơ sở y tế kém chất lượng không uy tín sẽ khiến bệnh nặng hơn hoặc xảy ra những biến chứng của bệnh giang mai không mong muốn.

- Hiệu quả điều trị thể hiện bằng hiệu giá kháng thể giảm sau khi điều trị

Điều trị bệnh giang mai cần hết sức thận trọng

Điều trị bệnh giang mai cần hết sức thận trọng

- Xét nghiệm PPR nên được tiến hành vào tháng 3, 6 và 12 sau khi đã hoàn thành phác đồ điều trị.

- Những trường hợp mắc bệnh giang mai có kèm theo nhiễm HIV cần được đưa ra phác đồ điều trị bệnh đặc biệt.

- Sau điều trị giang mai bằng thuốc, bạn cần tuân thủ tuyệt đối những chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt là có quan hệ tình dục an toàn để phòng tránh bệnh giang mai tái phát cũng như phòng tránh những biến chứng xấu nhất có thể xảy ra.

Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị giang mai yêu cầu phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ khi đã có kết quả xét nghiệm và kết luận bệnh. Đặc biệt tùy theo đối tượng bệnh nhân để có thuốc điều trị hợp lý, có thuốc thay thế hợp lý với bệnh nhân là trẻ em phụ nữ mang thai người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật