Khổ vì thuốc cầm tiêu chảy, các bạn hãy chú ý khi sử dụng chúng nhé!
Tại sao các mẹ cần hiểu rõ về vi-rút Rota ảnh hưởng đến trẻ?
Làm gì khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm? Chữa trị bằng những cách gì?
Chị mệt lả vì đi đại tiện nhiều lần... Đã uống 2 liều, tổng cộng là 40 viên berberin rồi mà vẫn không cầm tiêu chảy Chị liền uống thêm mấy loại thuốc nữa mà chị chẳng còn nhớ tên, thế mới bớt chạy vào toilet... Nhưng chẳng hiểu sao, tuy đi ngoài thì cầm, nhưng bụng cứ nhâm nhẩm đau đau quặn từng cơn... chị còn nôn, rồi sốt nữa... Thế là phải vào bệnh viện và truyền nước, truyền thuốc mất 3 ngày chị mới thấy dễ chịu.
Có đi bệnh viện chị mới biết mình bị tiêu chảy do ăn phải thức ăn đã bị nhiễm khuẩn Đáng lẽ chị phải đi khám để tìm ra nguyên nhân gây tiêu chảy để mà dùng thuốc thì chị lại tự ý dùng thuốc cầm nên dù không bị đi ngoài nữa, nhưng thực ra trong bụng vi khuẩn đang hoành hành mà không thoát ra được, nên bệnh lại càng nặng hơn.
Bác sĩ giải thích, nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm trùng nhất là nhiễm vi khuẩn Salmonela tụ cầu vàng và do Rotavirus. Khi bị tiêu chảy trước hết cần phải dùng dung dịch bù nước và điện giải. Đây là biện pháp căn bản để chống mất nước và điện giải từ đó tránh được các rối loạn do mất nước và điện giải gây ra. Sau đó cần phải gặp bác sĩ để được khám và chỉ định dùng thuốc cho đúng.
Các thuốc mà chị Hương dùng có tác dụng làm giảm sự co bóp của ruột nên nước và chất điện giải di chuyển trong ruột chậm hơn, từ đó làm tăng sự hấp thu nước và điện giải trong lòng ruột vì thế làm tăng độ đặc của phân. Nhưng các thuốc này không được dùng trong các trường hợp tiêu chảy do nhiễm khuẩn, chỉ dùng trong các trường hợp như tiêu chảy do chế độ ăn do dị ứng
Trước khi ra viện, bác sĩ còn dặn chị Hương: Thuốc điều trị tiêu chảy thì có rất nhiều nhưng cũng có rất nhiều chú ý kèm theo. Trước hết, luôn phải ghi nhớ là phải bù nước và điện giải bằng oresol hoặc hidrit pha theo đúng tỷ lệ đã được hướng dẫn. Còn các loại thuốc khác thì tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh mà có thuốc thích hợp. Mà điều này chỉ đi khám mới biết được, do vậy không được tự ý dùng thuốc trước khi có ý kiến của bác sĩ.
- Củ sắn dây - thức uống giải khát và làm thuốc (Thứ năm, 12:26:06 20/05/2021)
- Nấm linh chi - thuốc bổ khí dưỡng âm, bổ tâm an thần (Thứ Ba, 16:30:04 20/04/2021)
- Chỉ cần thứ cỏ dại này cũng đánh bay bệnh thủy đậu mà... (Chủ nhật, 16:35:03 18/04/2021)
- Kinh ngạc thứ hay dùng để rửa bát lại là vị thuốc cần... (Thứ Ba, 16:16:07 13/04/2021)
- Tăng cường đề kháng, bổ thận tráng dương nhờ kim anh tử (Chủ nhật, 08:45:09 04/04/2021)
- Thứ quả dân dã giúp làm đẹp da, chữa tóc bạc sớm (Thứ tư, 16:00:01 31/03/2021)
- Hoa gạo không chỉ đẹp mà còn là vị thuốc và gia vị trong món... (Thứ tư, 08:15:02 24/03/2021)
- Món ăn từ chim cút bổ hư ích khí, thanh lợi thấp nhiệt (Thứ bảy, 16:13:08 20/03/2021)
- Loại rau dại mọc đầy ở các vùng quê với lợi ích không... (Thứ Ba, 16:35:04 09/03/2021)
- Bác sĩ liệt kê 5 sai lầm khi uống collagen phụ nữ thường mắc... (Thứ Hai, 20:25:00 08/03/2021)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:01 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:02 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023