Tác dụng chữa bệnh của quả mơ nhiều người chưa biết

Ở Việt Nam, mơ có nhiều ở các tỉnh miền Bắc nhưng mơ chùa Hương có mùi vị thơm ngon đặc biệt trở thành thương hiệu mơ Hương Tích. Đông y gọi quả mơ là mai tử, vị chua, tính bình. Mai tử vào các kinh can, tỳ, phế, đại tràng. Mơ xanh gọi là thanh mai, khi ngâm rượu gọi là thanh mai tửu. Mơ muối gọi là diêm mai hay bạch mai (vì có lớp muối ngoài màu trắng).
 
Ô mai là mơ có màu đen, là mai ngâm nước tro bỏ sọt, xông khói. Diêm mai, bạch mai miền Nam quen với tên "xí muội" và được chị em rất ưa thích. Thành phần hóa học: trong thịt quả mơ có nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin A và vitamin C, acid citric, đường, chất nhầy, muối khoáng. Bạch mai có tác dụng cân bằng sự thẩm thấu giữa tế bào và máu, kích thích ăn ngon. Dưới đây là tác dụng chữa bệnh của quả mơ bạn nên biết.

Tác dụng chữa bệnh của quả mơ

Một số tác dụng chữa bệnh của quả mơ

Một số tác dụng chữa bệnh của quả mơ 

1. Chữa răng đau nhức: quả mơ chín giã nát xát vào răng

2. Đau bụng giun: 300g bạch mai, 3 thìa đường, sắc nước uống.

3. Giải say rượu: dùng mơ nấu với trà uống.

4. Làm đẹp da: thịt quả mơ phối hợp quả lê chế thành mặt nạ đắp mặt, cổ vào trước lúc đi ngủ vài giờ giúp làm giảm nếp nhăn

5. Ho lâu ngày: bạch mai 20g cát cánh 10g mạch môn 10g cam thảo 5g trần bì 10g hoàng kỳ 20g, 2 bát nước sắc còn nửa bát, chia 2 lần uống trong ngày.

6. Đái tháo đường, tiểu tiện không tự chủ: bạch mai, thục địa hoài sơn đan phiến ngũ vị tử mỗi loại 10g nhục quế 2g. Sắc uống.

7. Sỏi mật, viêm đau túi mật: bạch mai cam thảo chế kim tiền thảo hải kim sa, diên hồ tố kê nội kim mỗi loại 15g. Sắc uống.

8. Đi lỏng dài ngày do tỳ hư: bạch mai bạch truật kha tử đẳng sâm mỗi loại 10g. Sắc uống.

9. Ra mồ hôi trộm: bạch mai, hoàng kỳ, ma hoàng căn, đương quy mỗi loại 10g. Sắc uống.

10. Miệng khô khát phiền nhiệt: bạch mai thiên hoa phấn ngọc trúc, thạch hộc mỗi loại 6g. Sắc uống.  

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật