Đàn ông bị hói đầu thường sung sức hơn trong phòng ngủ?

Sự thật lại phức tạp hơn thế.

Bruce Willis, Andres Agassi hay Michael Jordan đều là những người đàn ông đầy nam tính, mạnh mẽ và được vô số fan nữ hâm mộ. Họ cũng có một điểm chung nữa: bị hói.

Người ta thường nói đàn ông bị hói đầu thường sung sức trong phòng ngủ. Lời giải thích khá phổ biến là những người này thường có lượng hoóc-môn testosterone (kích thích tố sinh dục nam) cao, khiến họ đầy nam tính, nhưng cũng khiến tóc rụng sớm. Tuy nhiên sự thật lại phức tạp hơn thế.

Rụng tóc là do hoóc-môn

Vào năm 1960, bác sỹ James B Hamilton đã tiến hành nghiên cứu 20 thiếu niên bị biến thành 'hoạn quan', điều khi đó thỉnh thoảng được áp dụng với các cá nhân bị chẩn đoán rối loạn tâm thần Ông đã theo dõi những người này trong nhiều năm và nhận thấy họ không hề có dấu hiệu hói đầu khi trưởng thành.

Đàn ông bị hói đầu không có nghĩa là nam tính và khỏe mạnh hơn (Ảnh minh họa: Internet)

Đàn ông bị hói đầu không có nghĩa là nam tính và khỏe mạnh hơn (Ảnh minh họa: Internet)

Trong khi đó, cơ thể những người đàn ông cùng tuổi khác vẫn tiếp tục sản sinh ra hoóc-môn testosterone. Và vì vậy, họ ngày càng rụng tóc nhiều hơn. Kết quả nghiên cứu của ông chỉ ra rằng lượng testosterone cao có thể dẫn tới hói đầu. Hamilton không phải là người đầu tiên phát hiện ra sự liên hệ giữa testosterone và rụng tóc

Tuy nhiên trên thực tế, lượng testosterone cao hay thấp không quan trọng mà chỉ cần hoóc-môn này hiện diện trong cơ thể. Điều này là do lượng testosterone trong máu không phải là yếu tố duy nhất gây hói, mà còn do yếu tố di truyền. Nhiều loại gen được cho là làm các nang tóc trở nên nhạy cảm hơn trước lượng testosterone.

Chất enzyme biến testosterone trở thành một loại chất gọi là dihydrotesterone, vốn làm nang tóc bị thu nhỏ ở một số người, gây gián đoạn nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho tóc. Khi nang tóc thu nhỏ lại, quy trình mọc tóc cũng trở nên ngắn hơn, khiến tóc mới trở nên ngày càng ngắn đi, cho đến khi chúng trở thành 'tóc con'. Tóc con dần dần chiếm hết cả vùng đầu cho đến khi tóc mới không còn mọc nữa.

Biện pháp chữa hói

Hói đầu là một yếu tố di truyền (Ảnh minh họa: Internet)

Hói đầu là một yếu tố di truyền (Ảnh minh họa: Internet)

Trong lúc các giả thiết về ảnh hưởng của testosterone xuất hiện nhiều thì ngày cũng càng có nhiều biện pháp chữa trị hơn. Từ năm 1960 đã xuất hiện biện pháp chữa hói đầu bằng việc quét chất testosterone trực tiếp lên da đầu. Cách chữa trị này không làm cho tóc mọc trở lại, nhưng một nửa số người được chữa trị nói nó đã giúp làm chậm quy trình rụng tóc.

Một số người không bị rụng tóc được chẩn đoán là có ít chất enzyme trong cơ thể. Một phương pháp gọi là finasteride dựa trên điều này, nhưng phương pháp này khá đắt và cần được sử dụng liên tục. Trong khi đó, các nhà khoa học đang tìm cách hiểu rõ hơn về nguyên nhân làm tóc ngưng mọc.

Vào năm 2010, các nhà nghiên cứu đã xem xét các vùng da đầu không còn mọc tóc và nhận ra nhiều tế bào bên trong nang tóc vẫn còn, nhưng chúng không tiếp tục phát triển. Nghiên cứu này đã mang lại hy vọng một ngày nào đó tóc có thể mọc trên những vùng da đầu hói.

Hói đầu mang lại nhiều ẩn số hơn những triệu chứng khác. Nếu bạn bị hói, điều đáng tiếc là bạn không thể tự nhận là mình 'mạnh mẽ' hơn người khác. Bạn chỉ có thể đổ lỗi cho bậc phụ huynh, những người truyền lại gen cho bạn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật