Đoán bệnh tim mạch qua nếp gấp dái tai hiệu quả ít người biết đến

Dái tai có xuất hiện nếp gấp có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm cho bệnh lý tim mạch.

Nếp gấp này được gọi là dấu hiệu Frank, do bác sĩ Sanders T. Frank phát hiện, là một lằn gãy chạy theo đường chéo ngược 45 độ ở các dái tai.

Năm 1987, người ta đã nghiên cứu độ nhạy, độ đặc hiệu về giá trị cảnh báo của dấu hiệu Frank trên một nhóm 172 bệnh nhân nghi ngờ có bệnh mạch vành Dấu hiệu này không liên quan đến yếu tố cân nặng, có thể xuất hiện ở cả những người mập cũng như người gầy.

Tất cả được kiểm tra lâm sàng, đo điện tâm đồ nghỉ ngơi, điện tâm đồ gắng sức và chụp động mạch vành chọn lọc .Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh mạch vành là sự hiện diện của hẹp từ 75 % trở lên ở một trong ba thân mạch vành chính.

Kết quả nghiên cứu thống kê cho thấy có sự liên hệ rất quan trọng giữa dấu hiệu Frank và bệnh mạch vành (p<0.001). Độ nhạy của dấu hiệu của Frank đạt 75%, độ đặc hiệu đạt 57,5% và giá trị tiên đoán dương tính của nó đạt 80,3%.

Giá trị dự báo thay đổi theo giới tính 50% ở phụ nữ so với 84,.7% ở nam giới. Tần số xuất hiện của dấu hiệu Frank tăng dần theo độ tuổi: 42% ở nhóm tuổi 30-39 và 75,8% ở nhóm tuổi 60-69. Đối với những gười ngoài 60 tuổi, giá trị dự báo của dấu hiệu Frank chỉ đạt khoảng 77% so với nhóm tuổi trẻ hơn.

Sự hiện diện của dấu Frank tương ứng với 75% các trường hợp bệnh lý mạch vành không triệu chứng và điều quan trọng là những trường hợp này có thể đột tử nhưng không hề biết mình có bệnh lý tim mạch.

Dấu hiệu Frank không có tương quan với mức độ nghiêm trọng của bệnh mạch vành với thời gian của cơn đau thắt ngực và cũng không phải với bất kỳ các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch như thuốc lá tăng cholesterol máu, cao huyết áp tiểu đường béo phì

Sự xuất hiện của dấu hiệu Frank, dù độ nhạy chưa đạt 100%, nhưng là dấu hiệu cảnh báo sớm và là một yếu tố nguy cơ có ý nghĩa, rất hữu ích trong việc tầm soát, chẩn đoán bệnh lý mạch vành, đặc biệt ở người trẻ dưới 60 tuổi. Nếu thấy mình vừa mới xuất hiện dấu Frank ở dái tai, chúng ta nên chủ động đi khám tầm soát bệnh lý tim mạch.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật