Trắc nghiệm: Đoán khả năng mắc bệnh qua giọng nói để kịp thời chữa trị

Sự thay đổi âm sắc có thể chính là sự thay đổi của cơ thể. Có thể là bệnh nhẹ nhưng cũng có thể cơ thể bạn mắc những bệnh nghiêm trọng.

1. Giọng khào khào (giọng khê): Trào ngược axit dạ dày

Buổi sáng, mỗi khi mới ngủ dậy thì đây là đặc trưng của tình trạng ngái ngủ, nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu rõ ràng của trào ngược a xít.

Sự di chuyển của axít từ dạ dày đi ngược lên thực quản có thể tới vùng hầu họng, thường được gọi là trào ngược thanh quản thực quản hay LPR.

Thanh quản bị a xít kích thích có thể khiến giọng bị khàn, vì các nếp gấp của dây thanh âm bị phù nề khiến chúng không rung được như bình thường.

Giọng khào khào cũng có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề khác. Mọi thay đổi về giọng nói đều là dấu hiệu báo động về cả bệnh lý lành tính và ung thư thanh quản.

2. Giọng nói như bị ngạt: Viêm xoang mạn tính

Cảm lạnh có thể làm bạn có cảm giác này, không có hơi để nói. Giọng nói "khê nồng" nghe giống như không có không khí đi qua mũi. Nếu không khí không thể đi qua mũi (do bệnh hay do thói quen) thì sẽ tạo ra giọng nói này. Điều này khiến cho tính chất giọng nói trở nên rất khác, vì âm sắc giọng nói của chúng ta được cộng hưởng trong mũi và xoang.

Giọng nói như bị ngạt kéo dài có thể là hệ quả của viêm mũi xoang mạn tính do viêm nhiễm dị ứng hoặc phản ứng miễn dịch với thời tiết.

Một số bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính sẽ tiến triển thành viêm xoang mạn tính trong đó các polyp (khối u lành tính) ở mũi gây bít tắc các xoang.

Không thể chữa khỏi viêm xoang mạn tính nhưng có thể dùng thuốc corticoid để làm giảm polyp. Đôi khi có thể phải mổ cắt những polyp này trong bệnh viện nếu thuốc không có tác dụng.

3. Giọng trầm/ dịu: Bệnh tuyến giáp

Thay đổi trong giọng nói thường đồng nghĩa với điều gì đó không ổn ở tuyến giáp bệnh tuyến giáp có thể dẫn đến mất cân bằng hoóc môn, tác động xấu lên giọng nói. Hay gặp nhất là giọng trầm xuống.

Ở người lớn nhược giáp – hệ quả của tiết không đủ hoóc môn tuyến giáp - có thể là do nhiều bất thường khác nhau và dẫn đến giọng trầm khàn.

Bệnh nhân bị bệnh tuyến giáp cũng có thể thấy giọng nói của mình bị yếu đi. Nếu tuyến giáp hoặc khối u ở tuyến giáp chèn ép vào dây thần kinh thanh quản, gây quặt ngược thì có thể dẫn đến liệt dây thanh âm. Cũng có thể xảy ra tình trạng khó thay đổi âm vực, phản ánh tổn thương dây thần kinh thanh quản trên.

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp có thể bị tổn thương dây thần kinh, thường chỉ ở một bên, dẫn tới liệt một bên thanh quản, do đó chỉ còn một dây thanh âm cử động. Giọng nói sẽ trở thành thì thào như tiếng huýt gió.

4. Giọng yếu, cảm giác mềm yếu:  Bệnh Parkinson

Giọng nói với âm sắc nhỏ, cảm giác monrh manh, mềm yếu và cuối cùng trở thành đều đều, không thể trầm bổng, dần trở nên đơn điệu có thể là dấu hiệu của bệnh Parkinson.

Khoảng 90% bệnh nhân Parkinson có sự thay đổi về giọng nói.

Bệnh nhân Parkinson thường khó tự theo dõi và hay nghĩ rằng mình đã nói đủ to và đủ biểu cảm, nhưng khi thoát ra ngoài giọng nói hóa ra lại rất mờ nhạt và đơn điệu.

5. Giọng khàn: Ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản ở giai đoạn đầu thường có khối u ở vùng họng làm giọng nói bị thay đổi. Nguyên nhân là vì độ rung của dây thanh âm bị ảnh hưởng khi có những bất thường ở hầu họng, khiến tiếng nói trở nên khàn khàn.

Khối u lành tính chỉ chiếm khoảng 5% số khối u vùng thanh quản Tuy nhiên khàn giọng cũng có thể là do viêm thanh quản thường sẽ nặng lên trong ngày khi bạn bị ốm, và có thể kéo dài tới 1 tuần sau khi đã hết các triệu chứng.

Hãy nhớ lắng nghe giọng nói của chính mình. Có thể nó đang cố gắng nói lên điều gì đó về sức khỏe của bạn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật