6 lí do khiến bạn uống thuốc ngừa thai rồi nhưng vẫn mang bầu

Nhiều chị em dù đã cố công săn lùng thuốc tránh thai hàng ngoại cho an toàn và hiệu quả, nhưng rốt cuộc vẫn "dính bầu" như thường. Nguyên nhân do đâu bạn có biết?

Tránh thai là vô cùng cần thiết vì việc mang thai ngoài ý muốn có thể đảo lộn cuộc sống của ít nhất 1 con người, huống chi việc phá thai là vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng mang thai sau này.

Do đó, tìm được một phương pháp tránh thai hiệu quả là niềm mong mỏi của không ít chị em. 

Tuy nhiên, việc dùng thuốc tránh thai đôi khi không mang lại kết quả như mong đợi, một phần cũng là do lỗi của các chị em:



1. Không tuân thủ nguyên tắc uống thuốc

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến việc tránh thai thất bại. Một số người thì quên uống thuốc số khác lại bỏ qua một vài cử vì ngán các tác dụng phụ của thuốc như nôn mửa

Trường hợp này bạn phải dùng "áo mưa nếu có phát sinh quan hệ.

2. Đang trong thời gian dùng thuốc kháng sinh

Nếu phải uống thuốc kháng sinh bạn nên nhờ bác sĩ kê một loại thuốc không làm giảm tác dụng của thuốc ngừa thai mình đang dùng. Đừng nên tự ý mua kháng sinh ngoài quầy.

Một số loại thuốc phổ biến làm giảm tác dụng của thuốc ngừa thai bao gồm kháng sinh trị lao rifampin thuốc chống trầm cảm như Prozac (fluoxetine) và Zoloft (sertraline), thuốc trị tiểu đường như  Avandia (rosiglitazone)...

Thực phẩm chức năng cũng có thể gây giảm hiệu lực của thuốc ngừa thai do làm thay đổi nồng độ hóc-môn trong cơ thể.

3. Ăn bưởi, uống nước ép bưởi trong thời gian dùng thuốc

Có đến 85 loại thuốc kê toa có phản ứng tiêu cực với bưởi, trong đó phải kể đến thuốc ngừa thai. Trong bưởi hoặc nước ép của quả này có chứa chất làm kiềm hãm sự chuyển hóa estrogen

Dĩ nhiên không phải thuốc tránh thai nào cũng tương tác với bưởi, nhưng bản thân người tiêu dùng thì khó mà phân biệt được.

Bởi vậy, nếu có thói quen uống nước ép bưởi hoặc ăn bưởi thì bạn nên dùng thuốc ngừa thai chỉ chứa progestin Bằng không thì đừng nên ăn bưởi hoặc uống nước ép quả bưởi trong thời gian dùng thuốc.

4. Giờ giấc uống thuốc thất thường

Có những người nhớ lúc nào thì uống lúc đó, nhưng để thuốc đạt hiệu quả cao, bạn nên uống vào một giờ cố định trong tất cả các ngày.

Hôm nay uống giờ nào thì hôm sau cũng uống đúng giờ đó, đặc biệt là những loại chỉ chứa progestin

Tốt nhất là bạn nên cài điện thoại hẹn giờ để tiện bề nhắc nhở.

5. Nôn mửa và tiêu chảy

Nếu việc uống thuốc ngừa thai gây quá nhiều khó chịu cho bạn thì có lẽ bạn nên thay thế bằng một phương pháp tránh thai khác, như dùng "áo mưa" chẳng hạn.

Hoặc bạn kiên trì tìm kiếm một loại thuốc phù hợp với cơ địa của mình hơn.


   
6. Điều kiện bảo quản thuốc

Nhiều chị em thường bỏ hộp thuốc vào cốp xe và mang đi về hàng ngày, một số khác lại có thói quen bảo quản thuốc trong tủ lạnh.

Bạn có biết nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều làm giảm tác dụng của thuốc thuốc tránh thai chỉ cần để ở nhiệt độ thường tại nơi thoáng mát là được.

Tránh để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào thuốc, và cũng không bóc viên thuốc ra để quá lâu ngoài không khí.

Trước khi mua thuốc, luôn kiểm tra hạn sử dụng và đừng bao giờ sử dụng thuốc đã hết hạn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật