Bạn có biết đồ dùng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường xuyên tiếp xúc với những chất chống cháy có trong các đồ dùng như vải vóc, dược phẩm, mỹ phẩm, chất dẻo, chất tẩy rửa, thực phẩm, đồ chơi. Theo một nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng và Sức khỏe quốc gia Mỹ, nếu có nồng độ cao trong máu, chất chống cháy sẽ khiến phụ nữ tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh về tuyến giáp.

PBDEs – Chất chống cháy có thể làm rối loạn hormone tuyến giáp

Theo Joseph Allen, người đứng đầu nghiên cứu đến từ trường Y tế công cộng Viện Đại học Harvard thì PBDEs (hay polybrominated diphenyl ethers) là chất chống cháy thường được sử dụng để may quần áo hoặc bọc chống cháy. Chất này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp nhất là ở nữ giới.

Joseph Allen cho biết, “PBDEs tác động vào hệ nội tiết bằng cách can thiệp vào quá trình sản xuất hormone estrogen, từ đó, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và nồng độ estrogen”.

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ thì bên cạnh các loại vải vóc, PBDEs có thể được tìm thấy nhiều trong dược phẩm mỹ phẩm thuốc trừ sâu chất dẻo chất tẩy rửa thực phẩm và đồ chơi.

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã thu thập thông tin về vấn đề tuyến giáp và nồng độ chất chống cháy trong máu của nữ giới vào năm 2003 và 2004, thông qua cuộc Khảo sát kiểm tra sức khỏe dinh dưỡng quốc gia của Mỹ.

Kết quả cho thấy, so với những phụ nữ có nồng độ chất chống cháy trong máu thấp thì người có nồng độ cao chất này sẽ tiềm ẩn khoảng 48 – 78% nguy cơ mắc các vấn đề về tuyến giáp 24% phụ nữ sau mãn kinh có vấn đề về tuyến giáp tại một số thời điểm, so với con số 12% ở phụ nữ tiền mãn kinh

Việc điều hòa hormone tuyến giáp có liên quan đến sự thay đổi estrogen nên các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng phụ nữ sau mãn kinh – đối tượng “sản xuất” ít estrogen hơn so với phụ nữ trẻ có thể dễ mắc các vấn đề về tuyến giáp liên quan tới hóa chất

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật