Báo hiệu hiểm họa sức khỏe qua 5 cơn đau ở chu kì kinh nguyệt

Đừng chủ quan khi bạn phải chịu những cơn đau này trong chu kì kinh nguyệt.

Những cơn đau trong chu kì kinh nguyệt là điều không phụ nữ nào mong muốn trải qua. Thông thường, chúng này chỉ xuất hiện với tần suất nhỏ và ít gây trở ngại tới những sinh hoạt thường ngày của bạn.

Tuy nhiên, theo chuyên gia y khoa Alyssa Dweck, nhà nghiên cứu phụ khoa tại Mount Kisco, NewYork, khi những cơn đau trở nên khác thường hoặc đi kèm một số hiện tượng lạ, rất có thể vấn đề không chỉ bắt nguồn từ những biến đổi trong chu kì kinh nguyệt.

Dưới đây là một vài dấu hiệu nguy hiểm tromg chu kì kinh bạn cần lưu ý, bởi rất có thể chúng báo hiệu một vấn đề sức khỏe hết sức nghiêm trọng.

Đau nhức, khó chịu vùng bụng

Bạn có thể đang phải đối mặt với u xơ tử cung ở giai đoạn gốc của những khối u lành tính xuất hiện tại thành tử cung.

Janet Choi, bác sĩ chuyên khoa sản tại trung tâm y khoa Colorado (Mỹ) cho biết nguyên nhân hiện tượng này hiện vẫn chưa được các nhà khoa học giải thích chính xác nhưng căn bệnh này xảy ra đặc biệt phổ biến ở nữ giới trong khoảng 30-40 tuổi. Những cơn đau này thường bắt nguồn từ hiện tượng sưng viêm hoặc do các khối u chèn ép lên tử cung của bạn.

Cơn đau dai dẳng

Những cơn đau dai dẳng với mức độ nhỏ có thể là dấu hiệu của bệnh viêm chậu (PID), một dạng nhiễm trùng tử cung buồng trứng hoặc ống dẫn trứng

Những bệnh tình dục như lậu, Chlamydia không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng viêm chậu. Biểu hiện của hiện tượng này là những cơn đau nhẹ, không rõ ràng, đôi khi chỉ không thoải mái nhưng kéo dài rất lâu. Trong chu kì kinh nguyệt, những cơn đau này sẽ nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng lớn tới những sinh hoạt thường ngày của bạn.

Cơn đau buốt về một bên

Đau buốt, nhói hẳn về một bên bụng là dấu hiệu thường gặp nhất của u nang buồng trứng thể xoắn. Hiện tượng này gây tắc nghẽn mạch máu tại buồng trứng và do đó mang đến những cơn đau rất đặc trưng.

Mira Aubuchon, chuyên viên nghiên cứu các vấn đề phụ khoa kiêm bác sĩ tại tổ chức sức khỏe sinh sản Missouri cho biết, cơn đau này thường sở hữu cường độ cao, cực kì khó chịu và ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt thường ngày. Bên cạnh đó, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh còn có thể gây ra tình trạng vô sinh ở nữ giới.

Cơn đau mà thuốc không thể điều trị

Những cơn đau "miễn nhiễm" với sự can thiệp của các loại thuốc kháng viêm thường bắt nguồn từ lạc nội mạc tử cung Đây là tình trạng rối loạn phía bên trong tử cung, khi phần lót tử cung không nằm đúng vị trí mà lại "lạc trôi" tới buồn trứng trực tràng hay bàng quang

Phần mô nội mạc tử cung này tiếp tục phát triển tại những vị trí không nên xuất hiện và gây ra tình trạng đau rát chảy máu dữ dội trong chu kì kinh. Sherry Ross, nhà dược sĩ học phụ khoa kiêm chuyên viên chăm sóc sức khỏe phụ nữ tại trung tâm Santa Monica, California cho biết, bệnh có thể bị chẩn đoán rất muộn bởi rất nhiều phụ nữ bỏ qua những cơn đau này vì tưởng chúng chỉ là biểu hiện bình thường của chu kì kinh nguyệt. Đau đớn khi quan hệ cũng là một trong những đặc điểm nhận dạng của tình trạng này.

Cơn đau sau khi đặt vòng

Thông thường, trong khoảng 3 tháng đầu sau khi tiến hành đặt vòng trong tử cung, cơ thể bạn sẽ chịu những cơn đau nhẹ khi khu vực này điều chỉnh để thích ứng với một vật lạ từ bên ngoài.

Tuy nhiên, khi tần suất những cơn đau này dày đặc thậm chí cả trong cuộc yêu hãy liên hệ ngay với các chuyên gia phụ khoa để xem xét tình hình. Rất có thể vấn đề nằm ở kích thước vòng không phù hợp hoặc các vấn đề dị ứng kích ứng khác tùy thuộc vào cơ địa từng người.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật