Cách nhận biết nhanh các dấu hiệu sớm khi bị ngạt khí

Hiện tượng ngạt khí có thể xảy ra bất cứ lúc nào và bất cứ đâu. Nếu không được phát hiện, xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm.

1. Ngạt khí - hiểm họa cận kề

Vài tháng gần đây, liên tiếp những vụ ngạt khí gây tử vong nhiều người cùng lúc gây xôn xao dư luận.

Gần đây nhất là sự việc tối 14/3, khoảng 20 người đang ở siêu thị Big C The Garden Hà Nội bỗng nhiên lăn ra ngất xỉu Nguyên nhân ban đầu được xác định do hiện tượng thiếu khí vì điều hòa ở tầng hầm bị hỏng, lượng khí thải của xe máy bị hút lên tầng trên tăng đột biến khiến nhiều người khó thở buồn nôn

Cũng liên quan đến hiện tượng ngạt khí này, sự cố sập hầm thủy điện vào sáng ngày 16/12/2014 ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, khiến 12 người rơi vào tình huống rất nguy kịch. Họ bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài và tính mạng bị đe dọa nghiêm trọng nếu không có phương án dẫn khí oxy xuống hầm kịp thời.

Tương tự một sự việc thương tâm xảy ra vào tháng 9/2014 tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, khiến 6 người chết tại chỗ trong số 12 người bị ngạt khí tại quán Karaoke Queen Club.

Những sự việc đáng tiếc trên khiến nhiều người lo ngại về hiện tượng ngạt khí có thể xảy ra bất cứ lúc nào và bất cứ đâu. Và bằng cách nào để phát hiện sớm và có biện pháp kịp thời khi tình huống này xảy ra?

2. Dấu hiệu sớm khi bị ngạt khí

Trong một số trường hợp, các dấu hiệu khi bị ngạt khí giống với một số bệnh thường gặp như ho khó thở nên nhiều người lơ là và không thể đưa ra tình huống ứng phó ngay lập tức.

Những dấu hiệu sau đây sẽ giúp bạn sớm nhận ra tình trạng ngạt khí:

Ban đầu chỉ xuất hiện các triệu chứng tản mạn, không rõ ràng. Ngạt khí nhẹ thường chỉ có biểu hiện đau đầu buồn nôn chóng mặt nôn mệt mỏi nhiều người có thể nhầm lẫn với nhiễm vi-rút. Một số trường hợp da đỏ, nhưng đây không phải là triệu chứng tiêu biểu.

Khi ngạt khí ở mức độ vừa, biểu hiện gồm: Đau ngực, nhìn mờ, khó tập trung, khó thở khi gắng sức nhẹ, mạch đập nhanh, thở dốc.

Với nạn nhân ngạt khí ở mức độ nặng cảm thấy đau ngực mất định hướng co giật hôn mê rối loạn nhịp tim tụt huyết áp thiếu máu cơ tim bỏng da, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ và ngất.

Những người xung quanh cũng có thể phát hiện nạn nhân ngạt khí khi thấy họ khó thở, thở trào bọt hồng, tay chân sưng đau tím ở môi và các đầu ngón tay, ngón chân nước tiểu sẫm màu, đỏ và ít dần hoặc có những động tác bất thường.

Gặp các dấu hiệu nêu trên khi bản thân đang ở trong môi trường kín có sử dụng các thiết bị sinh ra khí CO2 hoặc máy phát điện thì phải khẩn trương ra khỏi phòng, tìm chỗ thoáng khí. Ngay lập tức tắt các thiết bị đó trước khi lịm dần đi.

3. Sơ cứu bệnh nhân khi bị ngạt khí

Trong trường hợp thấy nạn nhân thở yếu hay ngừng thở, cần thực hiện hô hấp nhân tạo bằng miệng - miệng, hoặc miệng- mũi. Nếu bệnh nhân dần hồi phục tuần hoàn và hô hấp, hãy đặt ở tư thế hồi phục và cứ sau 10 phút nên kiểm tra mạch, tần số hô hấp.

Trường hợp nạn nhân bất tỉnh, hãy đặt nằm nghiêng ở tư thế an toàn, vừa hà hơi thổi ngạt trên đường chuyển tới cơ sở y tế gần nhất để cứu chữa kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật