Chữa sởi bằng khổ qua, cỏ mực khôn phải ai cũng biết cách

Bằng biện pháp tắm hoặc uống, những bài thuốc nam tại nhà giúp các bậc phụ huynh trị bệnh cho trẻ hiệu quả mà không cần tới bệnh viện.

Khổ qua, cỏ mực...

Bác sĩ Trần Lê Diệu Hương (Bệnh viện Y học cổ truyền TP. HCM) cho biết, sởi do virút lây truyền bắt nguồn từ thời tiết và môi trường ô nhiễm. Trẻ em vốn sức đề kháng yếu nên là đối tượng dễ mắc bệnh, đặc biệt khi tiếp xúc với người bệnh hoặc lây từ các trẻ khác ở trường học.

Thời gian ủ bệnh từ 3 - 7 ngày, sau đó nổi ban đỏ, trắng, dạng hột li ti kéo dài 3 - 5 ngày. Hiện nay, tây y chưa có thuốc đặc trị, chỉ có thể tiêm vắc-xin chủng ngừa siêu vi sởi nhưng chỉ giảm tỉ lệ chứ không trị dứt điểm.

Nếu điều trị sớm, trẻ sẽ tránh được biến chứng viêm phổi (rất thường xảy ra) viêm thanh quản viêm tai giữa thậm chí viêm cả não tủy (rất hiếm gặp) nhiễm trùng răng miệng, ruột, loét giác mạc

Trong đông y thường phổ biến các bài thuốc dễ tìm, dễ làm mà không có tác dụng phụ như sau:

* Lá xoan (theo cách gọi miền Bắc) hoặc sầu đông hay sầu đâu (cách gọi miền Trung, Nam). Chọn lá tươi khoảng 100g, sau khi hái xuống thì rửa sạch, vò nát với ít muối. Pha với 5 lít nước đun sôi để nguội rồi tắm cho trẻ Sau vài ngày, khi các vết ban sởi trên người trẻ lặn hết thì ngưng tắm.

* Lá, dây, bông cẩm lệ chi (dân gian quen gọi là khổ qua hoặc mướp đắng) kết hợp các loại thảo dược khác gọi là phương ngoại: 100g lá khổ qua xanh lục (luôn cả dây và hoa), 50g sim dại và 50g lá ổi non. Nấu trong 0,5 lít nước, còn 150ml. Chia làm 5 phần, cho trẻ uống trong ngày. Uống liên tục từ 3 - 5 ngày sẽ hiệu quả.

* 100g cây cỏ mực (sử dụng toàn thân cây, lá, hoa), 50g lá, hoa sầu đông, 50 búp ổi và hoa vừa rụng đài hoa, phơi hoặc sao khử thổ vàng nghệ. Tất cả nấu với 200ml nước (3 chén) còn 1 chén. Cho trẻ uống sáng (sau lúc ăn) và chiều (trước lúc ngủ). Sau 2 - 3 ngày sẽ lộ ban, hết sởi.

* Trẻ từ 2 - 5 tuổi bị sởi, sốt về đêm, tăng nhiệt, nói sảng, khóc từng cơn: dùng 1 quả dưa hấu đỏ (cỡ 0,8 - 1,5kg) rửa sạch, để vỏ, thêm vào 20g lá, hoa sim dại; 20g lá, hoa khổ qua, ép lấy nước, cho trẻ uống nhiều lần trong ngày. Sau 3 ngày sẽ nổi ban, dứt bệnh.

Cây sim

Cây, lá và trái sim (còn tươi) vị chua ngọt pha chút nhẫn, có thể dùng chữa trị cho trẻ từ 1 - 10 tuổi chóng dứt sốt, lộ ban sởi ăn uốngsữa trở lại bình thường bằng đơn thuốc sau: 50g cành, lá sim vừa già, còn tươi, rửa sạch, cắt khúc dài 3cm, sao khử thổ vừa vàng. 100g trái sim tươi (nếu không có sim tươi thì đổi bằng 30g trái sim khô mua ở hiệu đông y), 50g rễ mua thấp (tên khoa học là Melastoma dodecandrum Lour). Tất cả cho vào siêu sắc thuốc, đổ ngập nước, thêm vào 1/2 muỗng muối và 3g gừng già.

Đợi thuốc sôi 30 phút rồi nhắc xuống. Cho trẻ uống 3 lần/ngày (khi thuốc còn ấm). Sau 3 ngày sẽ trổ ban hột đỏ li ti, dứt sốt. Ăn ngủ được. Ngoài ra cây sim còn dùng điều trị các bệnh khác cho trẻ như:

Trẻ em hư hàn biến chứng hen khò khè, thở mệt, mắt mờ (từ 6 - 15 tuổi): dùng 60g rễ sim khô sắc với 50ml nước, còn 15ml nước. Chia làm 3 phần, uống mỗi ngày, trước bữa ăn.

Trẻ dưới 10 tuổi bị bỏng (do nước sôi, lửa) lấy 50g rễ sim và 50g trái sim, sao vàng cháy, tán nhuyễn thành bột, trộn với 5 muỗng canh dầu thực vật hoặc mỡ bò (mỡ tươi thắng chảy), thoa lên chỗ bỏng. Sau 7 ngày sẽ liền da, tiếp tục thoa nghệ để tránh sẹo lồi

Nếu bị vàng da do gan sắc 50g rễ sim; bạch hoa xà, thiệt thảo, nhân trần, kê cốt thảo, điền cơ hoàng (mỗi thứ 15-20g) với 3 chén nước, còn lại 1 chén. Uống sau bữa ăn, liên tục trong 3 tuần.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật