Đừng nghĩ nam giới không bị trầm cảm các nàng nhé!

Thông thường đa số bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm là nữ. Tuy nhiên trên thực tế, con số nam giới gặp phải bệnh này cũng không nhỏ.

Theo báo cáo mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC), tỷ lệ nam giới bị trầm cảm ở nhóm tuổi từ 40 - 59 tuổi chiếm 5.6%.

Không có nguyên nhân duy nhất dẫn đến trầm cảm

Các yếu tố về sinh học, tâm lý và xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của nam giới. Ví dụ như những quyết định quan trọng trong cuộc sống, các mối quan hệ và khả năng ứng phó của mỗi nam giới là khác nhau…

Vì vậy, tầm ảnh hưởng của các yếu tố này là khác nhau tùy từng đối tượng. Các vấn đề căng thẳng trong cuộc sống hay bất cứ điều gì khiến họ cảm thấy vô dụng, bất lực, cô độc chán nản và bị lấn áp bởi những áp lực cũng có thể gây trầm cảm ở nam giới. Một số nguyên nhân có thể như:

- Áp lực kéo dài tại nơi làm việc, gia đình hoặc tại trường học.

- Vấn đề về hôn nhân và các mối quan hệ liên quan.

- Thất bại, không đạt được những mục tiêu quan trọng trong cuộc sống.

- Thất nghiệp hoặc bắt buộc phải thay đổi công việc.

- Liên tục gặp vấn đề về tiền bạc.

- Các vấn đề về sức khỏe như bệnh mạn tính chấn thương, tàn tật.

- Cố gắng bỏ hút thuốc lá.

- Sự qua đời của người thân, người mà họ yêu thương.

- Trách nhiệm của người đàn ông là trụ cột trong gia đinh, phải chăm sóc vợ con, cha mẹ già.

- Không cân bằng được cuộc sống khiến cảm thấy mất tự do cá nhân.

Nam giới dễ trầm cảm sau khi bị stress

Khác với cách biểu hiện công khai ở nữ giới trầm cảm ở nam giới rất khó được phát hiện, thường bị bỏ qua và khó được chẩn đoán. Nam giới thường có xu hướng khống chế cảm xúc, che giấu nỗi buồn và cảm giác bất an hay thất vọng của bản thân. Đa số họ từ chối  giải quyết hay giấu diếm các vấn đề mà họ gặp phải. Thông thường, nam giới dễ trầm cảm sau khi bị stress

Hiện nay, một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ dẫn đến trầm cảm ở nam giới chính là những vấn đề liên quan đến đời sống tình dục hôn nhân. Đối với một số người, hôn nhân có thể khiến cho cuộc sống trước đây của họ trở nên đảo lộn. Những người không thích nghi được thường dễ rơi vào trạng thái rối loạn tâm thần hay trầm cảm.

Ngoài ra, do đàn ông thường coi trọng sự nghiệp hay công danh hơn phụ nữ cho nên những biến cố trong công việc, những áp lực tại nơi làm việc cũng khiến cho họ dễ trầm cảm. Đặc biệt là những người đang có địa vị cao trong xã hội, sự thay đổi như mất việc hay vị trí công tác cũng khiến cho họ gặp phải cũng căng thẳng có thể vượt quá mức chịu đựng của bản thân.

Giải pháp tích cực: Gia đình và bạn bè

Vì tâm lý ngại cho người khác biết mình mắc bệnh trầm cảm nên nam giới thường ngại tìm đến bác sĩ và dùng các liệu pháp chữa trị. Với những người đàn ông bị trầm cảm, gia đình và bạn bè là những yếu tố có thể ảnh hưởng tích cực đến tình trạng bệnh của họ.

Hãy kiên nhẫn lắng nghe những gì họ chia sẻ, mang đến những hỗ trợ, sự thấu hiểu và khuyến khích họ đặt ra những mục tiêu thực tế và lập kế hoạch thực hiện chúng một cách nghiêm túc. Giúp họ cố gắng tập trung cao độ để hoàn thành được mục tiêu, tuyệt đối không chỉ đề ra rồi để đấy.

Nếu như trước đây vì chứng trầm cảm khiến cho nam giới sao nhãng thời gian dành cho gia đình và bạn bè thì nay, hãy giúp họ bố trí quỹ thời gian cho việc đó nhiều hơn. Tình cảm cũng như hoạt động cùng với gia đình sẽ khiến họ quên đi phần nào những ưu tư phiền muộn để rồi dần dần thoát khỏi nó hoàn toàn.

Khuyên họ không nên quá ép buộc bản thân phải đưa ra những quyết định quan trọng liên quan đến gia đình và nghề nghiệp như thay đổi công việc liên tục, kết hôn hay ly dị vội vàng. Làm như vậy sẽ giúp họ tránh được những sai lầm đáng tiếc khi bị căn bệnh trầm cảm chi phối.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật