Ngân hạnh dùng bồi bổ cho người phế thận suy yếu rất hiệu nghiệm

Ngân hạnh còn gọi là bạch quả, do vỏ quả có màu trắng nõn. Tên thực vật Ginkgo biloba L. và tên dược Semen Ginkgo, cây có nguồn gốc từ Trung Quốc. Về sau được di thực đến nhiều nước như Nhật, Triều Tiên..., ở Việt Nam cây được trồng tại Sapa, Đà Lạt.

Trong Bản thảo Cương Mục của Lý Thời Trân thời nhà Minh - Trung Hoa đã viết: “Ngân hạnh ăn chín ấm phổi ích khí, trị ho hen, bớt đi đái nhiều, chữa bạch đới di tinh Ăn sống hạ đờm tiêu độc sát khuẩn...”. Trong trị liệu của Đông y, ngân hạnh được sử dụng để chữa viêm phế quản mạn tính hen phế quản lao phổi đái dắt, di tinh, bạch đới...

Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và phân tích thành phần hóa học trong 100g ngân hạnh thấy chứa protein 13,4g lipid 3g glucid 71,2g chất xơ 1g, tro 3,4g, các khoáng chất như kali phospho, sắt, calcium vitamin B1, B2..., cung cấp 365 calo Ở ngân hạnh còn có một loại chất kiềm mang độc tố trong đó phôi hạt màu xanh mang hàm lượng cao nhất. Vì vậy trước khi ăn ngân hạnh nhất thiết phải loại bỏ nhân phôi đó đi, đặc biệt trẻ nhỏ không cho dùng.

Để có thể tham khảo và áp dụng, dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc trị liệu từ ngân hạnh.

Chữa đại tiện ra máu: Ngân hạnh 15g, đập vỡ, địa du 15g cây dành dành 6g, sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần sáng và chiều.

Chữa di tinh: Ngân hạnh 6g, đập vỡ phúc bồn tử 6g, khiếm thực 15g, bao trứng bọ ngựa 6g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

Chữa bạch đới ra nhiều: Ngân hạnh sao 10 hạt, hạt bí đao 30g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng, chiều. Cần uống nhiều ngày liền.

Chữa váng đầu, chóng mặt: Ngân hạnh 3 hạt, cùi nhãn 8 quả thiên ma 3g. Ăn lúc đói vào các buổi sáng.

Chữa đầu, mặt lở ngứa: Lấy ngân hạnh sống vừa đủ dùng, giã nát và bôi vào nơi lở ngứa, cần bôi vài ngày liền.

Dùng bồi bổ cho người phế thận suy yếu: Rang chín hạt ngân hạnh để ăn hoặc nấu chè sâm ngân hạnh ăn.

Chữa ho hen có đờm, bổ phế: hạt ngân hạnh 200g, hồng táo 100g, ngân hạnh bóc bỏ vỏ ngoài, hồng táo bỏ hạt thái mỏng. Cho 1 lít nước bỏ ngân hạnh vào đun sôi đến khi ngân hạnh có màu trong suốt thì cho hồng táo, cùng một ít tinh bột đường trắng 150g khuấy đều, nấu thành chè sử dụng cho 3-4 người ăn.

Cháo bổ tỳ, cố tinh, trừ đờm, giải ho, hòa vị, thanh phế, trị khô khát, tăng cường thể lực: Ngân hạnh 80g hạt sen 100g, đường trắng 250g, gạo tẻ ngon 200g. Bóc bỏ lớp vỏ ngoài của ngân hạnh, hạt sen ngâm nước cho mềm. Sau đó cho ngân hạnh và hạt sen đã ngâm nước cùng gạo tẻ rồi đổ 2.500ml nước vào đun sôi nhỏ lửa cho đến nhừ. Tiếp theo cho đường và chút ít tinh bột và tiếp tục đun cho đến khi nhừ, sánh là được. Ăn trong ngày.

Cháo bổ thận, tư âm, chỉ khát, trị chứng tiêu khát do thận âm hư, tiểu dắt về đêm, khó ngủ, thần kinh suy nhược: Ngân hạnh 20g, khiếm thực 20g đậu đen 40g, gạo tẻ ngon 40g. Vo sạch gạo tẻ rồi cho vào nồi đất cùng các vị trên, đun sôi sau hạ lửa riu riu cho đến khi nhừ, nêm gia vị vừa đủ, ăn nóng. Lưu ý: Nếu người mắc chứng tiêu khát do tỳ hư tiêu chảy chỉ cần thay vị đậu đen bằng vị ý dĩ vẫn giữ nguyên cả 3 vị còn lại, chế biến như trên.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật