Tại sao chưa dậy thì đã bị viêm nhiễm phụ khoa? Cùng nhau tìm hiểu nhé!

Viêm âm hộ, âm đạo là lý do thường gặp nhất ở bé gái trước tuổi dậy thì. Sau dậy thì, biểu hiện viêm âm hộ, âm đạo gần giống với phụ nữ tuổi sinh sản.

Viêm âm hộ, âm đạo là lý do thường gặp nhất ở bé gái trước tuổi dậy thì Bài viết này chỉ đề cập đến bé gái trước tuổi dậy thì, còn sau dậy thì, biểu hiện của viêm âm hộ, âm đạo gần giống với phụ nữ tuổi sinh sản.

Do triệu chứng của bệnh thường không nặng nề và lý do tế nhị nên phụ huynh ít quan tâm và ngại đưa bé đi khám phụ khoa. Đôi khi, bệnh được phát hiện muộn hoặc để lại các di chứng lâu dài khi bé đến tuổi trưởng thành.

Thực tế, các bệnh viện nhi và sản khoa ở Việt Nam chưa có phòng khám và tư vấn phụ khoa dành riêng cho trẻ em mà thường kết hợp khám chung với người lớn. Khám phụ khoa cho lứa tuổi này đòi hỏi bác sĩ phải kiên nhẫn, nhẹ nhàng và tế nhị mới mong khai thác bệnh sử và sự hợp tác lúc khám để có chẩn đoán và điều trị đúng.

Cơ quan sinh dục nữ ở bé gái trước tuổi dậy thì khác với phụ nữ tuổi sinh sản do hoạt động nội tiết của buồng trứng chưa nhiều. Vì vậy, thiếu các rào chắn sinh lý giúp ngăn cản nhiễm trùng như: chưa có lông mu, hai môi lớn, hai môi nhỏ chưa phát triển màng trinh và biểu mô âm đạo mỏng trực tràng nằm gần với âm đạo làm cho phân dễ lây nhiễm vào âm đạo. Ngoài ra, âm đạo có pH trung tính và thiếu các kháng thể bảo vệ là yếu tố thuận lợi cho vi trùng phát triển. Những yếu tố trên kết hợp với vệ sinh kém dễ gây nên viêm âm hộ, âm đạo ở bé gái.

Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh là huyết trắng huyết trắng có thể thay đổi về số lượng cũng như mùi, màu sắc từ trắng đến vàng hoặc đỏ tùy tác nhân gây bệnh. Trong một số trường hợp, huyết trắng gây viêm âm hộ thứ phát. Có hai dạng bệnh gồm viêm âm hộ, âm đạo không đặc hiệu và đặc hiệu. Trong đó, gần 80% là viêm âm hộ, âm đạo không đặc hiệu, nguyên nhân thường do kích ứng với một số hóa chất trong các loại xà bông tắm, nước hoa, các chất tạo bọt, hương thơm của sữa tắm hoặc do mặc quần quá chật, ẩm ướt hay vệ sinh kém khi đi vệ sinh. Dấu hiệu nhận biết thường là: có huyết trắng bất thường ngứa, rát đau đỏ vùng âm hộ. Khi tới bệnh viện bác sĩ sẽ xác định bệnh sau khi loại trừ do nguyên nhân dị vật và soi, cấy huyết trắng không thấy vi trùng.

Cách điều trị tốt nhất là xác định và loại trừ các tác nhân gây kích ứng. Có thể làm giảm các triệu chứng của viêm âm hộ đi kèm với kem bôi chứa oxide kẽm. Tránh các loại xà bông, sữa tắm có chất tạo bọt, mùi, nên sử dụng xà bông tắm có độ pH trung bình. Tắm xong, nên lau khô âm hộ bằng khăn lông mềm, không nên chà mạnh. Tránh mặc quần lót chật hay ẩm ướt, nên chọn quần lót bằng vải cotton trắng thông thoáng và dễ rút mồ hôi cho bé, sử dụng giấy vệ sinh trắng. Màu trong quần áo và giấy vệ sinh có thể là tác nhân gây kích ứng và màu trắng giúp dễ nhìn thấy huyết trắng đổi màu nếu có sự viêm nhiễm. Cuối cùng, quan trọng nhất là cha mẹ và cô giáo cần hướng dẫn trẻ biết cách giữ vệ sinh sau mỗi lần đi tiêu tiểu, lưu ý nên rửa, lau chùi từ trước ra sau để ngăn phân lây nhiễm vào âm đạo. Tốt nhất là nên vệ sinh bằng xà bông và nước sạch sau mỗi lần đi tiêu.

Viêm âm hộ, âm đạo đặc hiệu do các tác nhân như nấm virus vi trùng ký sinh trùng và viêm âm hộ, âm đạo đặc hiệu nhưng không do nhiễm trùng như bệnh vảy nến, lichen sclerosus viêm da tiết bã... Tùy theo từng tác nhân mà có điều trị thích hợp.

Lưu ý: với bé độ tuổi mẫu giáo và cấp I, giun kim là tác nhân thường gặp nhất, gây ngứa nhiều vùng hậu môn âm hộ. Bé ngứa nên có thể gãi tới tróc da chảy máu Nếu nghi ngờ nguyên nhân giun kim, bạn thử dán miếng băng keo hoặc giấy mỏng quanh vùng hậu môn bé vào ban đêm hoặc buổi sáng, trước khi đi tiêu hoặc tắm rửa. Soi miếng dán này dưới kính hiển vi, ta có thể thấy rõ trứng giun hoặc giun kim.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật