Đây là lý do giải thích vì sao mẹ bầu không được ngồi xổm trong thai kỳ
ok:Cần làm sao để khắc phục tình trạng giãn tĩnh mạch?
Khắc phục suy giãn tĩnh mạch bằng cách đơn giản ít người biết
Lý do mà mẹ bầu bị cấm ngồi xổm là vì khi bụng mẹ to lên, phần dưới của cơ thể và cột sống vốn đã phải chịu áp lực rất lớn từ thai nhi sẽ lại bị kéo căng ra hơn, khiến cho mẹ cảm thấy đau nhói, các mạch máu ở chi dưới bị ùn tắc, không thể lưu thông, gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch phù nề đau bụng dưới,…ảnh hưởng không tốt đến thai nhinặng hơn hoặc mất trọng tâm dẫn đến dễ ngã, rất nguy hiểm.
Đồng thời, một số mẹ bầu còn cho rằng ngồi xổm sẽ gây áp lực lên bàng quang khiến cho họ bị đau bụng dữ dội và điều này hoàn toàn đúng.
Tuy nhiên, tư thế này lại được khuyến khích cho các bà bầu sắp sinh như là một trong những bài tập giúp xương chậu nở ra và dùng sức ép lên tử cung để đẩy em bé ra ngoài dễ hơn, việc này các bác sĩ hoặc hộ lý sẽ hướng dẫn mẹ cụ thể hơn.
Ngồi xổm là tư thế ngồi không được khuyến khích khi mang bầu
Những tư thế ngồi được khuyến khích cho bà bầu
Luôn ngồi thẳng lưng, vai hơi đẩy ra sau, không chùng lưng cũng không đẩy người.
Nên ngồi sâu vào trong ghế, mông chạm vào lưng ghế để đảm bảo lưng tìm được điểm tựa tốt, nên trang bị thêm gối đệm ở chỗ đường cong của lưng, như thế bạn sẽ ít bị mỏi và đau lưng.
Khi ngồi, bạn không gác cao chân hay bắt chéo chân, hãy bảo đảm bàn chân đặt thoải mái trên sàn, đầu gối tạo góc 90 độ, phân bố đều trọng lượng cơ thể ở cả hai bên hông.
Khi ngồi ghế xoay, đừng vặn eo khi đang ngồi, thay vào đó, bạn cần xoay cả người.
Không nên ngồi lâu quá 30 phút, hãy thường xuyên đứng lên, duỗi người, đi lại một chút, uống nước… Để đứng lên, bạn hãy dịch người về trước rồi đứng dậy bằng cách thẳng chân, tránh chồm người để đứng dậy.
Và tốt nhất, bạn hãy tập nhớ và có thói quen ngồi đúng tư thế ngay từ trước khi mang thai, điều này hoàn toàn không thừa chút nào đâu nếu muốn có sức khỏe tốt và dáng người đẹp hơn.
Khi lên cầu thang, mẹ không được khom lưng hoặc quá ưỡn ngực, ưỡn bụng mà nên duỗi thẳng lưng.
Lúc xuống cầu thang, các bà bầu cần chú ý nhìn rõ các bậc cầu thang, bước lên, xuống chậm rãi và chắc chắn. Không nên chỉ bước bằng mũi chân, vì việc này sẽ khiến mẹ dễ ngã.
Khi nhặt đồ vật mẹ bầu nên cẩn thận
Khi nhặt các đồ vật trên mặt đất, trước hết mẹ phải gập đầu gối, sau đó hạ eo xuống, ngồi xuống vững chắc rồi mới nhặt đồ vật.
Sau khi nhặt xong, mẹ nên đứng thẳng lên. Tuyệt đối không được khom người khi nhặt đồ vật.
Bầu cần ngồi sâu vào trong ghế, cần tìm điểm tựa cho lưng
Những tư thế ngồi không thích hợp cho mẹ bầu
- Ngồi vắt chéo chân
- Ngồi không tựa lưng
- Ngồi ngã về phía trước
- Nửa nằm nửa ngồi
- Mẹ trẻ qua đời sau khi chi 70 triệu đi đẻ: Biến chứng nguy... (Thứ Ba, 08:30:06 12/01/2021)
- Biến chứng bệnh sùi mào gà khi mang thai (Thứ năm, 09:36:06 24/09/2020)
- Bài thuốc trị chứng động thai (Thứ Ba, 14:32:09 22/09/2020)
- U50 vẫn cố mang bầu, vừa nhìn mặt con ra đời tình trẻ liền... (Thứ Hai, 11:05:09 27/07/2020)
- BSCKII Vũ Thị Lừu: Phụ nữ chuẩn bị có bầu nên đi khám nha... (Thứ tư, 14:50:05 20/02/2019)
- Mẹ dùng nhiều điện thoại di động, trẻ dễ tăng động? (Thứ Hai, 10:25:08 18/02/2019)
- Liệt kê những điều mẹ bầu cần chú ý khi mang song thai (Thứ Ba, 15:50:08 12/02/2019)
- Bạn nên biết: Ốm nghén là dấu hiệu tốt cho cả mẹ và... (Thứ sáu, 11:26:07 18/01/2019)
- Những điều bà bầu cần biết về việc có nên đi chơi xa hay... (Thứ bảy, 11:20:03 12/01/2019)
- Thai phụ không được dùng berberin, nguyên nhân vì sao? (Thứ tư, 17:05:05 09/01/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:03 12/02/2023