Thời tiết nóng có thể tăng nguy cơ bệnh tiểu đường trong thai kỳ

Các nhà nghiên cứu cho biết phụ nữ mang thai không nên tiếp xúc với nhiệt độ từ 24 độ trở lên vì họ có thể bị tăng nguy cơ phát triển tiểu đường thai kỳ.

Những phụ nữ sống ở những khu vực có thời tiết lạnh hơn nhiệt độ trung bình từ 10 độ trở xuống ít có nguy cơ bị tình trạng này.

Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ ở vùng khí hậu ấm hơn có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cao hơn 7,7% so với nguy cơ cao hơn 4,6% của những người sống ở khu vực có khí hậu lạnh hơn.

Ngoài ra, cứ tăng 10 độ tương ứng với tăng 6-9% nguy cơ. Điều này cho thấy những kết quả là dựa trên giả thuyết chất béo nâu ở người bị kích hoạt khi gặp thời tiết lạnh tạo ra nhiệt và sự trao đổi chất khắp cơ thể chúng ta.

Tác giả chính Gillian Booth, nhà nghiên cứu tại Bệnh viện St Michael ở Ontario, Canada, nói: "Nhiều người nghĩ rằng ở nhiệt độ ấm hơn phụ nữ nên ra ngoài trời và hoạt động mạnh hơn, điều này sẽ giúp hạn chế tăng cân trong thai kỳ một nguyên nhân gây tiểu đường thai nghén”. “Tuy nhiên, tiếp xúc thời tiết lạnh có thể cải thiện độ nhạy cảm của bạn với insulin bằng cách kích hoạt một loại chất béo bảo vệ gọi là mô mỡ màu nâu".

Trong nghiên cứu đăng trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada, nhóm nghiên cứu đã khảo sát 555,911 ca sinh trong số 396,828 phụ nữ sống ở Canada trong thời gian 12 năm (2002 đến 2014).

Thêm vào đó, phụ nữ sinh con ở vùng khí hậu lạnh bao gồm Canada và Mỹ, những người tiếp xúc với nhiệt độ lạnh trong khi mang thai có tỷ lệ bệnh tiểu đường lúc sinh là 3,6%, trong khi những người tiếp xúc với nhiệt độ nóng có tỷ lệ tiểu đường thai là 6,3%.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật